Ngứa, nổi mẩn đỏ, khi gãi nhiều nổi hình vòng tròn, vết thương thâm lại là bệnh gì?
Tôi bị ngứa nổi mẩn đỏ, khi gãi nhiều nổi hình vòng tròn, ở ngoài rìa nổi rõ hơn. Những vết thương sau khi ngứa thường bị thâm lại. Tôi đã đi bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán là bị nấm và bị viêm da cơ địa. Tôi dùng thuốc đã nửa năm nay nhưng vẫn không khỏi. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi làm thế nào để khỏi bệnh?
Ngứa, nổi mẩn đỏ, khi gãi nhiều nổi hình vòng tròn, vết thương thâm lại là bệnh gì?
Thưa bác sĩ!
Tôi năm nay 18 tuổi, là nam giới. Tôi bị ngứa nổi mẩn đỏ, khi gãi nhiều nổi hình vòng tròn, ở ngoài rìa nổi rõ hơn. Những vết thương sau khi ngứa thường bị thâm lại. Tôi đã đi bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán là bị nấm và bị viêm da cơ địa. Tôi dùng thuốc đã nửa năm nay nhưng vẫn không khỏi. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi làm thế nào để khỏi bệnh?
Cảm ơn bác sĩ! (Câu hỏi của bạn Thanh Long)
Ngứa, nổi mẩn đỏ... là biểu hiện bệnh mày đay sắc tố
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang (khoa Da liễu - Bệnh viện 175) trả lời bạn Thanh Long như sau: "Theo thông tin bạn cung cấp có thể bạn bị chứng mày đay sắc tố. Mày đay dạng này thuộc loại mạn tính, có biểu hiện như dạng mày đay thông thường như sẩn phù sẩn tịt, ngứa, nổi mẩn đỏ, hình dạng tổn thương bất thường, đa cung hay hình tròn, khi lặn đi để lại vết tạng sắc tố kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Để khắc phục tình trạng này, khi xuất hiện triệu chứng phải nhanh chóng chữa trị (để khỏi di chứng vết thâm). Khi bị vết thâm có thể dùng mỡ bạt sừng có Corticoid trong một thời gian ngắn. Và nên sử dụng một đợt thuốc chống gốc tự do như Glutathion (không có điều kiện có thể dùng một đợt viamin C) làm cho vết thâm nhanh nhạt màu".
Thận trọng với biến chứng khó lường của bệnh mày đay
Một vài biến chứng nghiêm trọng mà bệnh mày đay có thể gây ra sẽ khiến bạn có cái nhìn cảnh giác hơn về căn bệnh này:
Gây sốc phản vệ
Tình trạng sốc phản vệ xảy ra do dị nguyên gây dị ứng phản ứng lại hệ thống miễn dịch kháng hitamin H2 gây hẹp ống phế quản làm cho huyết áp tụt xuống đột ngột, khó thở, rối loạn nhịp tim khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phản ứng sốc phản vệ diễn ra khá nhanh nên không kịp thời điều trị bệnh nhân có thể bị suy tim cấp, suy hô hấp dẫn tới tử vong.
Gây phù mạch hệ thống
Người bị nổi mày đay có thể bắt gặp phải tình trạng phù mạch hệ thống do hiện tượng cơ thể tích tụ dịch trong cơ thể gây sưng phù mạch hệ thống có thể xuất hiện ở mạch dưới da, bộ phận sinh dục, họng, mạch máu... gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Phù mạch phổi, hầu họng gây khó th, sưng kết mạc, giảm thị lực, tổn thương da gây viêm nhiễm nặng...
Nhiễm trùng nặng
Nhiễm trùng xảy ra khi tình trạng ngứa da do nổi mày đay không dứt và kéo dài, càng gãi ngứa thì thương tổn ngoài da càng xảy ra gây viêm nhiễm tổn thương da gây sẹo thiếu thẩm mỹ, hay đặc biệt gây nhiễm trùng có thể tổn thương nhiễm trùng máu và nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Trường hợp này chỉ xuất hiện khoảng 7% trong tổng số người bị bệnh nổi mày đay song không vì thế mà có thể xem thường.
Ngộ độc cấp
Ở những người bị nổi mày đay do thực phẩm gây ra thường gây dị ứng phản ứng bên trong nội tạng không chỉ gây sưng phù rối loạn chức năng tiêu hóa mà nguy hiểm hơn là dẫn tới hệ quả ngộ độc cấp tính dẫn tới hôi mê, mất sức và tiêu chảy cấp gây mất nước nhanh... Không xử lý tình trạng nỳ kịp thời người bệnh có thể chết vì bị mất nước.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn
Các căn bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, bệnh tuyến giáp.... Người bị nổi mày đay hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý khiến cho tinh thần uy giảm làm giảm hệ thống miễn dịch làm cho nguy cơ gia tăng các căn bệnh tự miễn cao hơn bình thường.
Đừng quá chủ quan nghĩ rằng bệnh mày đay chỉ là bệnh ngoài da không nguy hiểm, bởi thực tế đã có rất nhiều trường hợp chủ quan có thể làm bệnh nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường của bệnh mề đay gây nguy hiểm tới tính mạng.