Ngủ nghiến răng là bệnh gì?
Ngủ nghiến răng chiếm 10- 20% dân số, đứng trong top 3 trong bệnh rối loạn giấc ngủ (sau ngủ ngáy và nói mê sảng) và có tỉ lệ ngừng thở cao hơn so với ngủ ngáy. Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng đến các cơ quan răng hàm mặt của bệnh nhân, ngoài ra còn gây tiếng ồn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vậy ngủ nghiến răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Ngủ nghiến răng là bệnh gì?
Ngủ nghiến răng là bệnh gì?
Nghiến răng (bruxism) là hiện tượng hai hàm răng siết chặt nhau, có thể diễn ra vào lúc ngủ. Hành động này diễn ra trong vô thức, nên người nghiến răng sẽ không hề biết mình đã nghiến răng. Khi nghiến răng âm thanh phát ra lúc đang ngủ khá khó chịu với những người xung quanh, nhưng bản thân họ lại có thể không biết.
Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ
Đầu tiên phải kể đến việc nghiến răng này ảnh hưởng khá nhiều đến bản thân và người xung quanh. Nó sẽ tạo ra tiếng động khó chịu, liên tục lúc người đó ngủ. Khiến những người xung quanh thức giấc, hoặc tệ hơn là mất ngủ kéo dài, khiến mọi người đều mệt mỏi.
Còn đối với bản thân người bệnh, nghiến răng lúc ngủ sẽ có một số vấn đề xảy ra như:
- Nghiến răng, nghiến chặt răng khiến bản thân thức giấc, khó ngủ
- Đau răng, mòn men răng, răng phẳng, gãy, dễ sứt, để lộ lớp sâu hơn của răng. Khi ăn thức ăn khó lấy ra, vi khuẩn dễ tích tụ gây sâu răng, viêm.
- Răng nhạy cảm hơn so với bình thường, đặc biệt là những thức ăn nóng, lạnh, ...
- Đau mỏi, tức cơ hàm
- Cơ quai hàm nhai nhiều, phát triển hơn, mở rộng hơn
- Đau tai do cơ hàm co thắt, do hoạt động nhiều
- Hay đau đầu hơn
- Đau mặt mãn tính
- Có thể nhai phần cơ bên trong má
- Vết lõm trên lưỡi
- Rối loạn khớp thái dương hàm: nghiến răng làm thay đổi cấu trúc mô khớp, hư hại khớp hàm, sai lệch vị trí, đau vùng cổ, mặt ... gây hiện tượng khó nuốt.
Bạn nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng răng đau, mòn, hư hỏng; đau xương hàm, mặt, tai; mỏi cơ hàm, mọi người xung quanh than phiền vì bạn tạo ra tiếng động lúc ngủ.
Tại sao khi ngủ nghiến răng?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng, thì vẫn chưa tìm ra. Nhưng người ta có thể tìm ra một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng này.
- Lo âu, căng thẳng: Stress vấn đề cuộc sống, công việc gia đình có thể khiến nhiều người có hành động nghiến răng lúc ngủ.
- Thói quen uống cà phê, hút thuốc lá : Các chất kích thích như cà phê, thuốc lá khiến cơ thể kích thích sản sinh Adrenalin, làm tình trang nghiến răng nhiều lên.
- Uống rượu bia: Uống rượu bia có thể làm chứng ngủ nghiến răng tăng lên.
- Do bệnh lý thần kinh : Có thể do tổn thương dây thần kinh, cơ hoặc não có thể dẫn đến hiện tượng này.
- Tác dụng phụ của một số thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ gây chứng ngủ nghiến răng, hãy trao đổi vấn đề này lại với bác sĩ điều trị để được đổi thuốc nếu cần.
Một số phương pháp giúp hạn chế nghiến răng khi ngủ
Hạn chế stress và kiểm soát cảm xúc tiêu cực
- Hãy học cách kiềm chế cảm xúc, sống lạc quan hơn, nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực.
- Sắp xếp hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, dành thời gian để được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, là một cách để giải tỏa stress.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sự vận động, tham gia các câu lạc bộ ... để được thư giãn.
Sử dụng các thiết bị y tế nha khoa bảo vệ răng
- Nẹp: thường làm bằng Acrylic dùng để bảo vệ răng, tránh hiện tượng nghiến răng.
- Bảo vệ miệng: bảo vệ miệng cũng có tác dụng tránh nghiền răng, nó rẻ hơn nẹp nhưng không có tác dụng bảo vệ răng tốt hơn nẹp.
Từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su hay cắn đồ vật
Đây chỉ là thói quen trong vô thức, nó không ảnh hưởng gì nhiều đối với người không có chứng ngủ nghiến răng. Nhưng đối với những người ngủ nghiến răng, điều này khiến cơ hàm của họ phải hoạt động nhiều hơn và thành thói quen. Khiến nghiến răng lúc ngủ lại càng nặng hơn.
Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, thuốc lá
Các chất kích thích sẽ kích thích, khiến hiện tượng ngủ nghiến răng diễn ra nặng hơn, nhiều hơn. Hãy hạn chế dần dần thói quen, để dần bỏ những chất kích thích này ra khỏi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình.
Đắp khăn ấm lên vùng cơ nhai
Nhằm giúp cơ hàm được giãn, đắp khăn ấm lên vùng cơ nhai ở hai bên má. Giảm hiện tượng cơ nhai hoạt động quá nhiều, siết chặt gây đau.
Nghiến răng khi ngủ là hành động diễn ra trong vô thức, nhẹ có thể không cần điều trị nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và những người xung quanh. Tuy nhiên, hành động này diễn ra thường xuyên có thể gây rối loạn hàm, đau nhức vùng hàm mặt, cơ nhai, gây hư hỏng răng. Hãy đến khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị.
Xem thêm:
- Trẻ nghiến răng khi ngủ liệu có hại hay không?
- 4 bước loại bỏ triệu chứng nghiến răng bạn nên biết
- Chứng bệnh nghiến răng khi đi ngủ và cách khắc phục