Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý

Nghén khi mang thai là một trong những biểu hiện phổ biến thường xảy ra ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì sao lại có hiện tượng này và làm sao để khắc phục? HoiBenh sẽ giúp các mẹ xử lý tình huống này.

Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý

Nghén khi mang thai là một trong những biểu hiện phổ biến thường xảy ra ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì sao lại có hiện tượng này và làm sao để khắc phục? HoiBenh sẽ giúp các mẹ xử lý tình huống này.

1. Tại sao thường bị nghén khi mang thai?

Theo các bác sĩ sản khoa, nghén khi mang thai là triệu chứng điển hình xuất hiện ở đầu thai kỳ. 80% bà bầu bị ốm nghén, thậm chí có mẹ còn ốm nghén suốt thai kỳ. Ngược lại, có một nhóm khác lại may mắn hơn. Họ không hề bị ốm nghén và khỏe mạnh suốt thai kỳ. Nguyên nhân nghén khi mang thai được giải thích như sau:

Nội tiết tố HCG

Hormone nội tiết HCG là thủ phạm chính gây nên các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, lượng HCG trong cơ thể phụ nữ tăng gấp đôi. Điều này khiến bà bầu cảm thấy bụng khó chịu, buồn nôn, ợ chua, mệt mỏi.

vicare.vn-nghen-khi-mang-thai-va-dieu-can-chu-y-body-1

Khứu giác nhạy cảm hơn với mùi

Vào giai đoạn đầu thai kỳ, mức độ nội tiết tố estrogen trong cơ thể bà bầu tăng mạnh, dẫn tới khứu giác nhạy cảm hơn thông thường. Bạn thường dễ bị nghén khi mang thai, biểu hiện cụ thể: nôn ói, khó chịu khi ngửi các mùi lạ như khói thuốc, xăng, nước hoa, thực phẩm...

Đường tiêu hóa thay đổi

Khi mang bầu, lượng progesterone sẽ tăng lên để nuôi dưỡng phôi thai phát triển. Theo đó, progesterone tiếp tục tăng lên ở dạ dày. Đây là nguyên nhân của tình trạng tiêu hóa chậm, đầy hơi, ợ chua và nôn ói. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên chia thành các bữa ăn nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày nhằm giảm sự tích tụ thức ăn trong dạ dày.

Căng thẳng

Mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân gây ra nghén khi mang thai. Ở giai đoạn đầu, cơ thể mẹ sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi. Cộng với đó là tâm lý căng không thể tránh khỏi. Các chuyên gia cho rằng, tâm lý bất ổn có thể dẫn tới việc ốm nghén.

Các lý do khác

Ngoài 4 lý do phổ biến trên, hiện vẫn có một vài nguyên nhân đặc biệt. Gen di truyền cũng là một tác nhân gây nghén khi mang thai. Ví dụ, mẹ hay chị gái bạn khi mang bầu bị ốm nghén nặng thì tỉ lệ cao là bạn có những dấu hiệu tương tự khi mang bầu.

Ngoài ra, nếu bạn từng có tiền sử phản ứng phụ với thuốc ngừa thai thì khi mang bầu, cơ thể bạn sẽ có phản ứng mạnh với lượng estrogen, gây ra tình trạng ốm nghén.

2. Làm thế nào để khắc phục chứng nghén khi mang thai?

Chúng ta đều biết, ốm nghén là hiện tượng phổ biến khi mang bầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu hiện tượng này dễ dàng.

Đối với phụ nữ chưa mang thai

  • Thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố và khỏe mạnh nhất để chuẩn bị mang thai. Có thể dùng một số thức uống detox để làm sạch cơ thể trước.
  • Hàng ngày, bạn nên duy trì ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe. Về dinh dưỡng, nên ăn nhiều các loại rau củ quả, trái cây, cá, hạn chế ăn thịt, uống nhiều nước.
vicare.vn-nghen-khi-mang-thai-va-dieu-can-chu-y-body-2

Đối với phụ nữ mang thai

  • Nếu bạn có dấu hiệu nghén khi mang thai, không cần quá lo lắng. Vì 80% khi phụ nữ mang thai giống bạn. Lúc này bạn nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tiếp xúc hay ăn những thực phẩm khiến bạn nôn ói.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm nghén.
  • Tránh xa đồ ăn, thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
  • Ăn thực phẩm chứa gừng.
  • Uống nhiều nước.

3. Khi nào nên cảnh giác với ốm nghén khi mang thai?

Mặc dù, ốm nghén là hiện tượng bình thường tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý các hiện tượng dưới đây:

  • Nếu nôn mửa quá nhiều, không ăn được bất kỳ thực phẩm nào.
  • Huyết áp hạ, mất nước.

Gặp các triệu chứng này, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán và chữa trị kịp thời, phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm khác.

Xem thêm:

  • Mang thai ở tuần thứ mấy thì ốm nghén “vật vã”?
  • Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén
  • Mang thai lần hai ốm nghén nặng hơn có phải do đổi đầu con không?