Ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không?

Kinh nguyệt vốn được coi là “người bạn đồng hành” quen thuộc với mọi chị em phụ nữ. Cũng bởi việc đều đặn xuất hiện mỗi tháng, từ đây những thông tin liên quan đến kinh nguyệt luôn là điều được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu. Một trong số đó, ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không chính là thắc mắc của khá nhiều người.

Ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không? Ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không?

Kinh nguyệt vốn được coi là “người bạn đồng hành” quen thuộc với mọi chị em phụ nữ. Cũng bởi việc đều đặn xuất hiện mỗi tháng, từ đây những thông tin liên quan đến kinh nguyệt luôn là điều được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu. Một trong số đó, ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không chính là thắc mắc của khá nhiều người.

Khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt sẽ chính thức “ghé thăm” lần đầu, đánh dấu mốc thời gian trưởng thành của một cô gái. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn diễn ra trong khoảng thời gian 21-35 ngày (trung bình phổ biến là 28 ngày) bên trong cơ thể chị em. Hiện tượng sinh lý này là điều hết sức bình thường và cũng là một trong những cơ sở giúp đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung cũng như khả năng sinh sản của chị em nói riêng.

1. Ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không?

Để trả lời được câu hỏi này, các bạn cần tìm hiểu những giai đoạn cơ bản của một kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra đều đặn hàng tháng.

Cụ thể, một chu kỳ thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản như sau:

  • Giai đoạn nang noãn: Ở giai đoạn này, mỗi tháng trong buồng trứng sẽ xuất hiện một hoặc một vài trứng phát triển hơn so với bình thường. Trứng sẽ lớn dần dưới sự nuôi dưỡng của hormone estrogen và đạt kích thước lớn nhất lên đến 30mm.
  • Giai đoạn rụng trứng: Khi kích thước trứng đạt đỉnh, khoảng 20mm đến dưới 30mm. Lúc này trứng sẽ rụng. Thông thường đa phần chỉ em chỉ rụng một trứng duy nhất trong giai đoạn này. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp rụng 2 hoặc 3 quả. Ở thời điểm rụng trứng, nếu chị em phụ nữ có quan hệ tình dục với người khác giới mà không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, lúc này chị e rất dễ mang thai.
  • Giai đoạn hoàng thể: Trong trường hợp trứng không gặp tinh trùng, việc thụ tinh không thể diễn ra. Lúc này, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ khiến nội mạc tử cung dần dần bị thoái hóa.
  • Giai đoạn hành kinh: Sau giai đoạn hoàng thể, tử cung sẽ co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài. Hiện tượng này thường được gọi là hành kinh, đến tháng hay ngày đèn đỏ. Thời gian hành kinh thường kéo dài trong 2-10 ngày, tùy vào cơ địa mỗi ngày. Trước và trong ngày hành kinh, chị em có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng hoặc nhức mỏi cơ thể đặc biệt tập trung ở vùng lưng.

Sau khi tìm hiểu 4 giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không? Tất nhiên ngày rụng trứng hoàn toàn không phải là ngày có kinh nguyệt. Hai thời điểm này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể ngày rụng trứng thường xuất hiện vào giữa chu kỳ. Nếu trứng không được thụ tinh, sau khoảng 14 ngày bạn sẽ thấy kinh nguyệt ghé đến.

vicare.vn-ngay-co-kinh-nguyet-co-phai-la-ngay-rung-trung-khong-body-1

2. Làm thế nào để tính được ngày rụng trứng?

Với chị em đang mong muốn có thai, việc tính ngày rụng trứng chính xác sẽ làm gia tăng khả năng thụ thai cao nhất. Ngược lại, nếu bạn đang muốn tìm cho mình phương pháp tránh thai an toàn. Bạn cũng cần nắm rõ ngày rụng trứng để tránh quan hệ tình dục hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ để bảo vệ bản thân tốt nhất.

Thông thường, mỗi tháng cơ thể chị em sẽ có một trứng trưởng thành chín và rụng xuống ống dẫn trứng. Trứng sẽ tồn tại được khoảng 1-2 ngày và sẽ được thụ thai khi gặp tinh trùng trong thời điểm này.

Để tính được thời gian rụng trứng, bạn cần đảm bảo mình có vòng kinh đều với thời gian rụng trứng ổn định hàng tháng. Còn lại, phương pháp này không phù hợp với những ai đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Ví dụ, bạn có chu kỳ kinh nguyệt dài 30 ngày. Ngày có khả năng rụng trứng sẽ là ngày 16 bởi trứng cần 16 ngày để phát triển đạt đỉnh và rụng. Tuy nhiên, do tinh trùng có thể sống khoảng 3-5 ngày trong tử cung của chị em, trứng tồn tại được trong khoảng 2 ngày trước khi thoái hóa. Do đó, thời gian dễ thụ thai sẽ chênh lên khoảng 4-6 ngày. Như vậy, bạn sẽ có khả năng dính bầu khi quan hệ tình dục từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 trong tháng.

Nếu đang mong muốn thụ thai, bạn nên có kế hoạch quan hệ đều đặn trong 10 ngày nói trên. Ngược lại, nếu không muốn mang thai, bạn cũng đừng quên dùng bao cao su hoặc áp dụng các phương pháp giúp ngừa thai khác trong thời điểm này.

Còn nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài 28 ngày, thời điểm rụng trứng thường rơi vào ngày 14. Tuy nhiên, thời điểm có khả năng thụ thai cũng sẽ kéo dài từ ngày 8 đến ngày 18. Với chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, bạn cũng có thể áp dụng cách tính tương tự như trên.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc ngày có kinh nguyệt có phải là ngày rụng trứng không? Bên cạnh đó, bạn cũng đã được tìm hiểu kỹ hơn về cách thức tính ngày rụng trứng. Điều này giúp bạn áp dụng phù hợp với mong muốn mang thai hoặc tránh thai của bản thân mình.

vicare.vn-ngay-co-kinh-nguyet-co-phai-la-ngay-rung-trung-khong-body-2

Xem thêm:

  • Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
  • Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm?
  • Bạn đang thắc mắc nóng trong người có làm trễ kinh không?