Ngán ngẩm tình trạng phân biệt bệnh nhân Bảo hiểm Y tế và tự nguyện
Hiện nay tình trạng phân biệt giữa bệnh nhân có sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) và người tự nguyện đang là vấn đề ngày càng được sự quan tâm của Bộ Y tế. Người dân cả nước đã quá ngán ngẩm cảnh đi đến các cơ sở y tế khám bệnh và sử dụng thẻ BHYT mà phải đợi chờ và "bị phân biệt đối xử". Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến số người tham gia BHYT vẫn chưa đạt đến con số tối ...
Ngán ngẩm tình trạng phân biệt bệnh nhân Bảo hiểm Y tế và tự nguyện
Hiện nay tình trạng phân biệt giữa bệnh nhân có sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) và người tự nguyện đang là vấn đề ngày càng được sự quan tâm của Bộ Y tế. Người dân cả nước đã quá ngán ngẩm cảnh đi đến các cơ sở y tế khám bệnh và sử dụng thẻ BHYT mà phải đợi chờ và "bị phân biệt đối xử". Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến số người tham gia BHYT vẫn chưa đạt đến con số tối đa. Và tiêu chí 90% dân số đều tham gia BHYT do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tại Hội nghị triển khai công tác phát triển bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 có lẽ cũng chỉ là con số rất mong manh nếu như tình trạng này vẫn chưa khắc phục và tiếp diễn.
Chờ lâu, khám nhanh, mòn mỏi xếp hàng chờ lấy thuốc
Hiện nay tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện đã dẫn đến việc các bệnh nhân đã phải chờ đợi mòn mỏi mới đến lượt vào khám. Thời gian một bệnh nhân phải mất cho một lần khám bệnh tại các bệnh viện là từ 2 đến 4 tiếng. Có những người phải mất từ từ 4 đến 8 tiếng cho một lần đi khám bệnh. Kéo theo đó, những người khám BHYT cũng phải đối mặt và khổ sở với thủ tục khám và điều trị bệnh, quy trình khám và điều trị bệnh nhanh chư từng có, thái độ của nhân viên y tế, nhân viên phục vụ... Có một số trường hợp khi được vào gặp Bác sĩ, người bệnh đã quá quen thuộc với câu nói "Khi nào Bác sĩ hỏi mới được trả lời". Chính vì vậy, sự cần thiết đi khám BHYT chỉ đơn thuần là để đỡ một phần chi phí chứ trên thực tế người bệnh không thể nào trao đổi trực tiếp và nhờ sự tư vấn từ các Bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, việc này lại rất quan trọng đối với người khám để họ có thể hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe của mình. Có thể thấy với tình trạng bệnh nhân quá tải ở một số bệnh viện thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị bệnh, y đức cán bộ y tế... mà ngành y tế đang đối diện không phải một sớm một chiều có thể giải quyết thỏa đáng cho người dân.
Luôn có sự phân biệt giữa người khám BHYT và tự nguyện
Theo quy định, những người đã đóng BHYT sẽ được ngành y tế chăm sóc khi đi khám và điều trị bệnh. Nhưng trên thực tế đã phát sinh những vấn đề dở khóc dở cười, mà người gánh chịu lại là người dân. Nếu như khi đi khám và điều trị bệnh, người tham gia BHYT phải e dè ngay với những nhân viên tiếp nhận Bảo hiểm tại quầy. Thì ngược lại nếu là khám tự nguyện, lựa chọn dịch vụ thì chỉ cần ngồi sẽ được chỉ dẫn và phục vụ tận tình. Khi vào phòng khám chẳng cần hỏi về tình trạng sức khỏe, hay phải chăm sóc sức khỏe thế nào, uống thuốc ra sao cũng sẽ được Bác sĩ chủ động dặn dò kỹ lưỡng trước khi ra về.
Sẽ cải thiện và nâng cao dịch vụ khám BHYT
Mới đây trong Hội nghị triển khai công tác phát triển bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lên tiếng và cho rằng phải xem những người mua BHYT như một khách hàng đặc biệt chứ không phải đến thuyết phục họ tham gia BHYT rồi bắt họ phải xuất trình đủ loại giấy tờ. Mặt khác, ông cũng yêu cầu phải xóa bỏ ngay tình trạng phân biệt giữa bệnh nhân BHYT với bệnh nhân tự nguyện. Ông cho biết đã từng khảo sát ở nhiều bệnh viện, cả Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức và thấy các bệnh viện dù đã có tiến bộ song vẫn còn phân biệt giữa khám BHYT và khám tự nguyện. Người bệnh khám BHYT vẫn phải chờ đợi nhiều hơn.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết sẽ nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, đó là cải cách các thủ tục khám, điều trị bệnh ở khoa khám bệnh; rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ trước đây xuống trung bình khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, tùy theo loại khám thông thường hoặc khám có thêm các xét nghiệm chức năng. Ngoài ra, ngành y tế sẽ giảm bớt số chữ ký mà bảo hiểm xã hội quy định trước đây. Thay vì phải có 6 chữ ký, thậm chí có nơi 7 chữ ký mới được khám xong thì hiện nay rút xuống còn 4 chữ ký. Bên cạnh cải cách thủ tục khám là việc điều chỉnh giá dịch vụ. Theo đó, yêu cầu các bệnh viện phải mở thêm các bàn khám bệnh, mở thêm các ô tiếp đón và phát số điện tử hoặc hẹn giờ khám bệnh. Đồng thời Bộ Y tế cũng sẽ ban hành chỉ thị về nâng cao quy tắc ứng xử của các nhân viên, cải thiện chất lượng ở các khoa khám bệnh đối với dịch vụ khám và điều trị bệnh BHYT, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và an tâm cho người dân khi đến thăm khám tại đây.