Ngăn chặn viêm amidan hốc mủ ở trẻ
Bệnh viêm amidan hốc mủ là một trong những thể viêm nhiễm mãn tính phổ biến nhất ở amidan. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng nhiều nhất gây nguy hiểm nhất phải kể tới là trẻ em.
Ngăn chặn viêm amidan hốc mủ ở trẻ
Bệnh viêm amidan hốc mủ là một trong những thể viêm nhiễm mãn tính phổ biến nhất ở amidan. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng nhiều nhất gây nguy hiểm nhất phải kể tới là trẻ em.
Vì vậy, các mẹ cần nắm vững kiến thức cơ bản để ngăn chặn viêm amidan hốc mủ ở trẻ bảo vệ trẻ, tránh những hậu quả không mong muốn.
1. Viêm amidan hốc mủ là gì? Nguyên nhân do đâu?
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Amidan nằm ngay ở vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở, gồm nhiều múi, nhiều hốc. Amidan có chức năng miễn dịch, chống lại các vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và đường thức ăn.
Viêm amidan hốc mủ là hiện tượng viêm nhiễm tại amidan đồng thời hình thành các khối mủ bã đậu phía trong các hốc amidan
Khi thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mặt khác, amidan cấu trúc nhiều ngăn, nhiều hốc, nên vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ vón cục màu trắng, gây viêm tại chỗ
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ?
Bé bị viêm amidan hốc mủ, ngoài nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, còn do nguyên nhân từ việc vệ sinh hàng ngày cho bé không sạch từ các mẹ. Bé vui chơi, chân tay dính bẩn và không đựợc rửa sạch, rồi cho vào miệng, đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan lúc này phải tăng cường hoạt động chức năng miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn nên amidan có thể sưng tấy, viêm nhiễm, gây viêm amidan hốc mủ.
2. Những biến chứng khó lường từ bệnh amidan hốc mủ ở trẻ em
- Đầu tiên thường thấy là những biến chứng ngay tại amidan của trẻ, đó là tình trạng sưng, viêm, chảy mủ, áp xe quanh amidan. Tình trạng này khiến cho bé luôn cảm thấy đau rát khó chịu, để lâu ngày cơn đau sẽ lan lên tai và thậm chí có thể gây viêm tai giữa.
- Biến chứng thứ hai là liên quan đến những khu vực quanh amidan của bé như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng. Những biến chứng này đều là do các bé bị viêm amidan nhưng cố tình không tiến hành chữa trị dứt điểm.
- Biến chứng thứ ba nữa là có liên quan đến toàn thân. Những biến chứng này là hậu quả trầm trọng gây nên bởi việc kéo dài tình trạng bệnh quá lâu mà không tiến hành chữa trị. Đây cũng được coi như mối nguy hiểm đối với cơ thể các bé. những biến chứng mà viêm amidan gây ra đối với toàn thân như là bệnh viêm cầu thận cấp, viêm khớp, nhiễm trùng máu,...
Theo những phân tích trên, biến chứng của viêm amidan hốc mủ ở trẻ là hết sức nguy hiểm và nằm ngoài sự kiểm soát của bố mẹ. Do vậy hãy cho bé đi khám và điều trị ngay lập tức khi có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến viêm amidan cũng như các bệnh khác. Tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.
3. Các phương pháp ngăn chặn viêm amidan hốc mủ mãn tính ở trẻ
Các chuyên gia tai-mũi-họng nhận định, không nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Bởi nó tiềm ẩn nguy cơ đối với người bệnh do đó nó có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ đối với trẻ em
Hơn nữa theo đánh giá chuyên môn, kháng sinh hoàn toàn vô dụng đối với viêm amidan hốc mủ mãn tính ở trẻ em. Ở giai đoạn này, việc điều trị bằng thuốc hầu như không có tác dụng hoặc nếu có chỉ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng bệnh tạm thời mà thôi. Viêm nhiễm vẫn tiếp tục quay trở lại làm phiền bệnh nhân.
Khi điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) không khỏi có thể điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt amidan) cho bé trong các trường hợp sau:
- Amidan hốc mủ phình gây tắc nghẽn. Khi ngủ bé có cơn co giật tím tái, giật mình, quấy khóc.
- Viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm (5-6 lần/năm)
- Viêm amidan mãn tính gây biến chứng sưng tấy, áp xe quanh amidan
- Viêm amidan mãn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản,...
- Viêm amidan mãn tính gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm màng thận,...
Các mẹ lưu ý chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng.
Trên đây là những chia sẻ thông tin đầy đủ nhất về bệnh viêm amidan hốc mủ, nguyên nhân triệu chứng và cách trị bệnh. Hi vọng những chia sẻ này của HoiBenh sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc ngăn ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ.