Nếu muốn biết cách lấy ráy tai khô không đau, bạn nên tham khảo ngay bài viết này?

Ráy tai bị khô, cứng thường khiến chúng ta rất khó lấy ra bên ngoài bằng những dụng cụ thông thường. Thậm chí nếu không lấy cẩn thận và đúng cách, quá trình lấy ráy tai có thể khiến chúng ta bị đau; ráy tai đi sâu hơn vào bên trong tai, tích tụ lâu ngày dẫn đến viêm tai, ù tai. Nếu muốn biết cách lấy ráy tai khô không đau, bạn nên tham khảo ngay bài viết này?

Nếu muốn biết cách lấy ráy tai khô không đau, bạn nên tham khảo ngay bài viết này? Nếu muốn biết cách lấy ráy tai khô không đau, bạn nên tham khảo ngay bài viết này?

Ráy tai là gì?

Ráy tai thực chất là hỗn hợp của lông, da chết và các chất được tiết ra từ các tuyến nhầy ở ống tai được hòa tan nước. Chính vì thế, ráy tai được coi như là “chất thải” của tai. Mặc dù vậy, ráy tai cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng ở tai: ráy tai điều hòa độ PH ở trong tai, diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa bụi bẩn đi vào sâu bên trong tai gây tổn thương tai.

vicare.vn-neu-muon-biet-cach-lay-ray-tai-kho-khong-dau-ban-nen-tham-khao-ngay-bai-viet-nay

Ráy tai là gì?

Ráy tai thực chất là hỗn hợp của lông, da chết và các chất được tiết ra từ các tuyến nhầy ở ống tai được hòa tan nước. Chính vì thế, ráy tai được coi như là “chất thải” của tai. Mặc dù vậy, ráy tai cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng ở tai: ráy tai điều hòa độ PH ở trong tai, diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa bụi bẩn đi vào sâu bên trong tai gây tổn thương tai.

Thói quen ngoáy tai đem đến cho chúng ta cảm giác thoải mái, thư giãn, thích thú, đặc biệt là sau khi tắm xong. Vì sau khi tắm xong, ráy tai sẽ mềm ra và lấy ra rất dễ. Tuy vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên ngoáy tai vì có thể ảnh hưởng không tốt đến tai như thủng màng nhĩ; ráy tai sẽ tự bong ra khỏi tai thông qua quá trình nhai, nói chuyển động của cơ hàm và tác động của không khí. Tuy vậy, với một số trường hợp nhất định, ráy tai không thể tự động bong ra bởi vì ráy tai nhiều, khô cứng khiến cho ống tai bị bịt kín. Hậu quả là, tai sẽ bị ngứa, viêm, bị ù tai, nghe kém, khó chịu. Những người rơi vào trường hợp này thường là người già và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để lấy ráy tai không, cứng mà không làm đau tai?

Cách lấy ráy tai khô không đau

Hàng ngày chúng ta thường lấy ráy tai bằng những dụng cụ chuyên dụng như: bông ngoáy tai, que ngoáy tai chuyên dụng, tăm,... Nếu bạn có ráy tai khô và cứng, những dụng cụ chuyên dụng này có thể không phát huy được tác dụng, thậm chí còn khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong tai và làm tai bị đau. Chính vì thế, HoiBenh sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy ráy tai khô không đau ngay dưới đây.

Cách 1: Sử dụng thuốc nhỏ tai chuyên dụng

  • Bước 1: Bạn mua thuốc nhỏ tai chứa chất chống viêm. Tốt nhất nên mua theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bước 2: Nhỏ 2 đến 3 giọt vào tai, nghiêng tai sao cho thuốc nhỏ dễ đi vào tai nhất. Sau đó, dùng tay xoa nhẹ và dây vào ống tai để dung dịch tiếp cận được với ráy tai và giúp ráy tai mềm ra. 2, 3 phút sau nghiêng tai về phía đối lập để lấy ráy tai đi ra bên ngoài tai. Cuối cùng lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng ở khu vực ngoài tai.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dung dịch Hydro Peroxit, Glycerine, nước oxy hóa, nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai. Cả 3 sản phẩm này đều có tác dụng đánh tan ráy tai, vi khuẩn và làm tiêu bã nhờn.

Lưu ý: Bạn cần pha loãng Hydro Peroxit với nước trước khi nhỏ vào tai.

Thực hiện 2 lần/tuần.

vicare.vn-neu-muon-biet-cach-lay-ray-tai-kho-khong-dau-ban-nen-tham-khao-ngay-bai-viet-nay

Cách 2: Dùng dầu oliu

  • Bước 1: Đun ấm dầu oliu
  • Bước 2: Nhỏ từ 2 đến 3 giọt vào tai, lúc nhỏ cần nghiêng đầu để dầu đi vào tai.
  • Bước 3: Giữ dầu oliu ở trong tai từ 2 đến 3 phút để dầu làm mềm ráy tai.
  • Bước 4: Nghiêng tai về phía đối lập để lôi ráy tai ra ngoài và cho dầu chảy ra khỏi tai.
  • Bước 5: Lau khô tai với khăn ẩm và mềm. Thực hiện 1 lần/tuần.

Axit béo và vitamin E có chứa trong dầu oliu sẽ giúp bôi trơn và bảo vệ tai khỏi viêm nhiễm.

Thực hiện tương tự với dầu trà, dầu dừa, dầu hạnh nhân.

Cách 3: Sử dụng dấm táo

  • Bước 1: Hòa tan dấm táo với nước ấm, sau đó nghiêng tai về một bên và nhỏ vào tai.
  • Bước 2: Sau 3 phút, lấy ráy tai ra khỏi ống tai bằng cách nghiêng tai về bên còn lại và nhẹ nhàng lôi ráy tai ra bên ngoài.
  • Bước 3: Sử dụng khăn mềm, ẩm lau tai ở khu vực bên ngoài tai.

Dấm táo có chứa thành phần axit tự nhiên, giúp hỗ trợ loại bỏ các vi sinh vật và phòng ngừa viêm đồng thời làm cân bằng độ PH ở bên trong tai.

Những lưu ý giúp bạn có đôi tai khỏe mạnh và sạch sẽ

Nguyên nhân ráy tai bị khô cứng có thể đến từ các nguyên nhân: bệnh lý, tuổi già, ống tai hẹp, và đôi khi cũng xuất phát từ lý do không vệ sinh đúng cách. Để có được đôi tai khỏe mạnh và ráy tai không bị khô cứng, bạn cần:

Không sử dụng vật sắc nhọn để ngoáy tai vì chúng có thể làm cho ráy tai đi sâu vào bên trong tai, khiến cho ráy tai tồn đọng và gây khô cứng.

Không nên vệ sinh tai thường xuyên, số lần vệ sinh tai thích hợp là từ 2 đến 3 lần/tháng.

Nếu thực hiện một trong các phương pháp lấy ráy tai nên trên mà ráy tai vẫn không đi ra bên ngoài được; hoặc tai có các biểu hiện đau, ngứa, viêm, ù bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp hơn.

Xem thêm :

  • Ráy tai là gì và tại sao không nên dùng bông ngoáy tai?
  • Ráy tai trong tai của con bạn là tốt hay xấu?
  • Lấy ráy tai cho trẻ em như thế nào?