Nếu mẹ nhiễm vi rút viêm gan B (có HBsAg +) thì cần phải tiêm kháng thể (globglobulinglobulin miễn dịch) không?

Nhiều phụ nữ bị nhiễm viêm gan B rất băn khoăn không biết phải làm sao khi muốn có thai. Nếu không có biện pháp bảo vệ tốt và kịp thời cho trẻ ngay sau khi sinh, 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ bị lây bệnh này.

Nếu mẹ nhiễm vi rút viêm gan B (có HBsAg +) thì cần phải tiêm kháng thể (globglobulinglobulin miễn dịch) không? Nếu mẹ nhiễm vi rút viêm gan B (có HBsAg +) thì cần phải tiêm kháng thể (globglobulinglobulin miễn dịch) không?

Nhiều phụ nữ bị nhiễm viêm gan B rất băn khoăn không biết phải làm sao khi muốn có thai. Nếu không có biện pháp bảo vệ tốt và kịp thời cho trẻ ngay sau khi sinh, 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ bị lây bệnh này.

1. Đường lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Ngoài ra còn bệnh còn lây qua đường quan hệ tình dục và truyền máu. Xác suất truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong vòng ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc bệnh trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%, còn mắc bệnh ở ba tháng cuối thai kỳ thì tỉ lệ là 60-70%. Về việc lây truyền bệnh viêm gan B trong khi đang mang thai cho đến nay vẫn chưa ghi nhận, mà đều là là lây trong lúc sinh do các nguyên nhân như: máu từ nhau thai bong tróc truyền sang cho bé; sản dịch, máu của mẹ có chứa virus lây sang cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh bị hít hoặc nuốt phải dịch có virus viêm gan B từ người mẹ. Người mẹ có thể truyền bệnh viêm gan B cho con trong khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ.

vicare.vn-neu-me-nhiem-vi-rut-viem-gan-b-co-hbsag-thi-can-phai-tiem-khang-the-globglobulinglobulin-mien-dich-khong-body-1

2. Biện pháp bảo vệ cho trẻ trước bệnh viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần được ngay lập tức tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khi đó trẻ sẽ có hơn 95% khả năng không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không được tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm gan B rất cao.

Với mẹ nhiễm viêm gan B có xét nghiệm HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B) và HBeAg âm tính (virus viêm gan B đang trong giai đoạn ngủ yên, không hoạt động) thì ngay sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm một liều immunoglobulin cùng với một mũi văc xin phòng ngừa viêm gan B thông thường. Văc xin sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau khi sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì trẻ sẽ được cho tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văc xin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi văc xin tiếp theo sẽ được tiêm vào tháng thứ hai và tháng thứ tư. Văcxin này được tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

3. Điều trị viêm gan B cho mẹ

Rất nhiều cặp vợ chồng lúng túng khi người vợ có thai rồi, đi khám thai định kỳ mới biết mình bị viêm gan B, đặt vấn đề có cần điều trị viêm gan B không? Bị viêm gan B đang điều trị thuốc kháng virus mà có thai thì thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi, có gây dị dạng thai hay không?

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nhiễm viêm gan B khi muốn có thai nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa gan mật hoặc truyền nhiễm khám và tư vấn về tình trạng nhiễm virus viêm gan B để biết đang ở giai đoạn nào của bệnh, có cần điều trị hay không. Nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, virus viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với người phụ nữ thì không cần phải điều trị, mà có thể sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu quá trình điều trị là hợp lý.

Nếu đang bị viêm gan B giai đoạn nặng, bệnh đang tiến triển, có xơ gan nặng hoặc suy tế bào gan, viêm gan bùng phát và có những biến chứng vì bệnh gan thì nhất định phải được điều trị và chưa nên có con. Trường hợp mang thai rồi mới biết bị bệnh viêm gan B hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B (VD thai phụ có chồng bị viêm gan B) thì có thể chích ngừa viêm gan B vẫn an toàn và không ảnh hưởng cho thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ không nên tiêm ngừa trong ba tháng đầu thai kỳ mà nên tiêm ở những tháng sau sẽ tốt hơn.

Còn nếu chị em nào đang trong quá trình điều trị viêm gan B mà có thai, nếu không tiếp tục điều trị bệnh có thể bùng phát, gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Do vậy thai phụ cần được BS chuyên khoa khám và tư vấn về những lợi hại của việc mang thai khi đang dùng thuốc điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể của thuốc.

vicare.vn-neu-me-nhiem-vi-rut-viem-gan-b-co-hbsag-thi-can-phai-tiem-khang-the-globglobulinglobulin-mien-dich-khong-body-1

4. Có nên cho con bú khi đang bị viêm gan B

Một vấn đề khác được nhiều người quan tâm là khi người mẹ nhiễm siêu vi gan B thì có nên cho con bú không, nếu bé bú sữa mẹ thì có an toàn? Nếu trẻ đã được tiêm huyết thanh và văcxin đúng với phác đồ thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển cũng như miễn dịch của trẻ, có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống được bệnh tật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chưa chứng minh được sự lây nhiễm bệnh viêm gan B qua đường sữa mẹ khi các bà mẹ nhiễm viêm gan B cho con bú. Tuy nhiên cần lưu ý, cân nhắc đến việc cho trẻ bú sữa bình nếu mẹ có nứt hay chảy máu ở đầu vú. Ngoài ra, nếu mẹ có uống thuốc tenofovir thì nên ngưng thuốc ngay khi sinh mới được cho trẻ bú.

Xét nghiệm theo dõi điều trị viêm gan B tại HoiBenh Home

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện HoiBenh Home có cung cấp Theo dõi điều trị viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-neu-me-nhiem-vi-rut-viem-gan-b-co-hbsag-thi-can-phai-tiem-khang-the-globglobulinglobulin-mien-dich-khong-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm theo dõi điều trị virus viêm gan B được cập nhật ở cuối bài viết

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Viêm gan B tại sao bác sĩ không cho uống thuốc?
  • Tại sao người viêm gan B dễ bị ung thư gan?