Nên và không làm gì khi mang thai ở tuần thứ 30?
Mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 30 tức là tương đương với 6 tháng 2 tuần mang thai, điều này có nghĩa là chỉ còn khoảng 10 tuần nữa là bé yêu ra đời. Lúc này mẹ và bé đã có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt. Vậy mẹ bầu mang thai tuần thứ 30 nên và không nên làm gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.
Nên và không làm gì khi mang thai ở tuần thứ 30?
Mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 30 tức là tương đương với 6 tháng 2 tuần mang thai, điều này có nghĩa là chỉ còn khoảng 10 tuần nữa là bé yêu ra đời. Lúc này mẹ và bé đã có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt. Vậy mẹ bầu mang thai tuần thứ 30 nên và không nên làm gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.
Những thay đổi của bé ở tuần thai thứ 30
Ở tuần thai thứ 30, bé sẽ đạt chiều dài khoảng 38cm (tổng chiều dài từ đầu đến chân) và nặng khoảng 1.35 kg tương đương với kích thước của một quả bí ngòi. Nếu không có vấn đề gì trong thai kỳ hay không có lịch hẹn của bác sĩ thì mẹ bầu không cần phải đi siêu âm trong tuần thai 30.
Thai nhi 30 tuần sẽ có da mịn hơn, não bé bắt đầu xuất hiện nhiều nếp nhăn, các tế bào não bộ đang phát triển mạnh mẽ. Sau 30 tuần, bé đã đủ khỏe để có thể tự nắm tay, đây cũng là kỹ năng đầu tiên mà bé học được sau khi chào đời.
Cũng như các tuần trước, tuần này bé vẫn tiếp tục tích mỡ và tăng cân đều. Lượng mỡ dưới da tăng lên không chỉ giúp da bé mịn mà còn làm ấm cơ thể của bé sau khi sinh ra.
Cơ hoành dịch chuyển liên tục giúp cho bé làm quen với việc hô hấp độc lập mà không còn phụ thuộc nhiều vào mẹ nữa. Chính điều này sẽ làm cho mẹ cảm nhận được những nhịp co giật đều đặn trong tử cung mình, đây chính là lúc bé đang tập thở theo bạn.
Thay đổi về kích thước cơ thể của mẹ bầu
Mang thai tuần thứ 30, tử cung của mẹ lúc này đã to ra nhiều, chiếm gần như trọn vẹn khoảng trống dưới xương sườn. Lúc này trọng lượng của mẹ tăng đáng kể, cùng với đó là sự phát triển của các bộ phận khác như: bào thai, nhau thai, tử cung và bọc nước ối...
Tử cung ở trên rốn khoảng 10cm, còn ở trên khớp dính khoảng 30cm.
Thông thường, khi mẹ đạt đến tuần thứ 30 của thai kỳ, tổng trọng lượng cơ thể mẹ sẽ tăng trung bình từ 11.4 đến 15.9 kg, khoảng nửa số kg này chủ yếu tập trung và chia đều cho các bộ phận khác như tử cung, bào thai, nhau thai, bọc nước ối.
Thời gian mang thai càng dài thì đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ càng cảm thấy khó chịu ở phần bụng và chậu.
Các triệu chứng của mẹ khi mang thai tuần thứ 30
Khi mang thai tuần thứ 30, mẹ sẽ khó có thể ngủ ngon. Đó là kết quả của những biến đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ hoặc cũng có thể là do chứng lo âu, do vậy, mẹ bầu hãy cân nhắc các hoạt động của mình trước khi ngủ.
Ợ nóng: nếu cảm thấy có những cơn ợ nóng hay khó chịu trong người thì hãy để ý đến loại thức ăn vừa dùng, sau đó tránh sử dụng chúng ở các lần sau, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì chúng có thể gây khó ngủ.
Phù nề: phù nề chân tay là triệu chứng thường gặp khi mang thai, đặc biệt khi mang thai đến tuần thứ 30. Tuy nhiên nếu đột nhiên xuất hiện sưng tấy và kéo dài thì đây có thể là triệu chứng của các hiện tượng khác.
Khó thở: buồng phổi của mẹ sẽ ngày càng trở nên chật chội do khi mang thai tuần thứ 30, bé thường nằm về hướng cao về phía lồng xương sườn.
Nên và không nên làm gì khi mang thai ở tuần thứ 30?
Tuần thai thứ 30, phần khung xương của bé sẽ trở nên cứng cáp hơn, đồng thời, các cơ quan như: phổi, não bộ, các múi cơ đang tiếp tục hoàn thiện. Do vậy, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để cung cấp cho bé yêu phát triển toàn diện nhất.
- Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, các vitamin và khoáng chất vi lượng có nhiều trong: dầu oliu, cải bó xôi, dầu hạt cải, hoa quả sạch, cá hồi...
- Tại tuổi thai này, mẹ bầu vẫn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng giúp làm mềm cơ, tập thở đều đặn hàng ngày, việc này rất tốt cho quá trình chuyển dạ sau sau này.
- Càng về các tháng cuối thai kỳ, mẹ càng đi tiểu nhiều và đi về đêm. Do đó, để đảm bảo giấc ngủ, mẹ hãy uống nước trước 18h và ban ngày nên đảm bảo uống đủ nước.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết như: protein, acid folic, vitamin C, canxi, sắt...
- Tránh các đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán ở nhiệt độ cao, các đồ ăn ngọt hay nước uống có gas, các chất kích thích...
- Nếu có thể, mẹ bầu hãy tham gia một lớp yoga đặc biệt dành cho mẹ bầu mang thai ở 3 tháng cuối, việc này sẽ góp phần giúp luyện thở, làm mềm cơ tốt hơn, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chuyển dạ sắp diễn ra, đồng thời cũng làm giảm thiểu đáng kể tình trạng căng cơ và chuột rút trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Mẹ cũng nên lên lịch khám tiền sản cho tuần thai thứ 32 và chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nhập viện gấp có thể xảy ra.
- Tuần thứ 30 là thời điểm mẹ bầu và gia đình đã có thể chủ động lên kế hoạch lựa chọn địa điểm sinh con sao cho phù hợp. Bạn hãy lựa chọn một địa điểm sinh gần khu vực sinh sống và có điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất.
Trên đây là các thông tin liên quan đến mẹ và bé khi mang thai tuần thứ 30. Cùng với đó là những lời khuyên về những việc nên và không nên làm đối với mẹ bầu. Qua bài viết hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chuẩn bị có một cuộc chuyển dạ thành công và đón bé yêu chào đời một cách an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
- Kinh nghiệm tuyệt vời cho mẹ bầu sau sinh
- Bí quyết giảm cân sau sinh mà mẹ bầu nào cũng nên biết