Nên làm gì khi cổ họng có cảm giác bị vướng?

Nhiều bệnh nhân cảm thấy cổ họng có cảm giác bị vướng, nuốt bị nghẹn như có vật gì chặn lại giống hạt cát, hạt đậu, sợi tóc hay thậm chí là khối u. Họ thường cố gắng chịu đựng hoặc lo sợ mình mắc phải ung thư. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến người bệnh có triệu chứng này và nên làm gì để cải thiện cảm giác khó chịu ở cổ họng?

Nên làm gì khi cổ họng có cảm giác bị vướng? Nên làm gì khi cổ họng có cảm giác bị vướng?

Nhiều bệnh nhân cảm thấy cổ họng có cảm giác bị vướng, nuốt bị nghẹn như có vật gì chặn lại giống hạt cát, hạt đậu, sợi tóc hay thậm chí là khối u. Họ thường cố gắng chịu đựng hoặc lo sợ mình mắc phải ung thư. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến người bệnh có triệu chứng này và nên làm gì để cải thiện cảm giác khó chịu ở cổ họng?

Một số nguyên nhân khiến cổ họng có cảm giác bị vướng

vicare.vn-nen-lam-gi-khi-co-hong-co-cam-giac-bi-vuong-body-1
Khi cổ họng có cảm giác bị vướng là bị bệnh gì?
  • Viêm họng mạn tính:

Tình trạng này trước đây gọi là viêm họng hạt, loạn cảm họng. Quan sát bên trong cổ họng sẽ thấy niêm mạc họng phù nề, ngày càng dày lên và có hiện tượng tăng sinh hệ thống lympho, tạo thành hạt. Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, có thói quen ăn khuya, sử dụng nhiều gia vị cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, ... sẽ hay gặp bệnh lý này.

  • Trào ngược dạ dày thực quản:

Khi dịch vị trong dạ dày chảy ngược lên thực quản khiến người bệnh hay bị ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nuốt vướng cổ họng.

  • Viêm mũi xoang tiềm tàng:

Thay vì thể hiện các triệu chứng viêm xoang như chảy mũi, nhức đầu, nghẹt mũi, ... thì chỉ khi nội soi họng mới phát hiện ra nhiều mủ đục chảy từ mũi xuống thành sau họng. Khi chảy xuống cổ họng gây ra cảm giác vướng họng rất nhiều.

  • Do nang ở đáy lưỡi (một dạng u lành tính):

Cảm giác nuốt vướng có thể bắt nguồn từ khối u phát triển lớn gây ra.

  • Bệnh lý dài mỏm trâm:

Mặc dù là căn bệnh hiếm gặp nhưng nếu chẳng may bị dài mỏm trâm bệnh nhân sẽ cảm thấy âm ỉ đau, nuốt vướng bên trong họng. Khi nuốt cảm giác đau có thể lan lên tai, vùng amidan.

  • Do ung thư hạ họng:

Đây là một nguyên nhân ít thấy nhưng bạn tuyệt đối không nên bỏ sót bởi đây là dạng ung thư thường gặp sau ung thư vòm và ung thư mũi xoang. Khi bạn cảm thấy vướng ở họng, nuốt đau có thể do khối u làm tắc nghẽn một phần họng. Bên cạnh đó, hạch cổ cũng xuất hiện, cứng chắc và di động kém.

  • Dấu hiệu sớm cảnh báo tổn thương hệ thần kinh như tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson:

Tuy nhiên, triệu chứng này lại rất dễ bị bỏ qua và hay nhầm lẫn với cảm giác khó nuốt thuộc về bệnh đường tiêu hóa. Một đặc điểm nhận diện vướng nghẹn cổ rõ rệt nhất là khi nuốt nước bọt, không xuất hiện thường xuyên. Nó khác với tình trạng khó nuốt khi nuốt nước uống, đồ ăn, ho, đau khi nuốt, nghẹt thở, ...

  • Do dị vật:

Đôi khi cổ họng có cảm giác bị vướng là do dị vật (xương cá, thức ăn, đồ chơi trẻ em, ...), viêm amidan mạn tính hoặc do tác động bởi vấn đề tâm thần, stress, ...

  • Nấm họng:

Nấm Candida ở họng có thể là tác nhân gây nên cảm giác đau tức và nuốt bị vướng.

Cổ họng có cảm giác bị vướng có nguy hiểm hay không?

  • Theo nhận định của các chuyên gia, cảm giác vướng họng khó thở thường xuyên khi ăn hoặc uống nước sẽ gây ho, nghẹn, tăng tiết nước bọt và sặc thức ăn lên mũi, ...
  • Đối với trẻ nhỏ, việc cho trẻ ăn sẽ khó hơn, thời gian ăn kéo dài, dễ bị trớ, ... Trẻ bị sụt giảm cân hoặc hay tái phát viêm phổi. Đặc biệt, bố mẹ hoặc người thân chăm sóc trẻ cần chú ý khi thấy trẻ có biểu hiện đau, khóc thét, tím tái đề phòng trẻ bị hóc xương, nuốt vật lạ vào họng. Trong trường hợp này, trẻ cần cấp cứu ngay để không nguy hiểm đến tính mạng do bị tắc đường thở, thủng thực quản.
  • Với người lớn, đặc biệt người cao tuổi phải hết sức cảnh giác với hiện tượng cổ họng bị vướng bởi đây là triệu chứng điển hình hay gặp nhất của ung thư thực quản, đột quỵ não.
  • Bệnh lý về viêm họng có thể gây viêm amidan cấp tính, áp xe họng, viêm xoang, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là nhiễm trùng máu, viêm cầu thận.
  • Khi cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng nhưng bệnh nhân xem nhẹ, bỏ qua triệu chứng này sẽ khiến cho bệnh tình ngày một trở nặng, phát hiện trễ, điều trị tốn kém tiền bạc và thời gian.
vicare.vn-nen-lam-gi-khi-co-hong-co-cam-giac-bi-vuong-body-2
Bệnh nhân cần được thăm khám khi cổ họng có cảm giác bị vướng

Cổ họng có cảm giác bị vướng phải làm sao?

  • Vướng cổ họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mỗi trường hợp lại có phương pháp kiểm soát và xử lý không giống nhau. Do vậy, nếu mắc phải cảm giác vướng họng khó thở, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Người bệnh không tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc, dùng mẹo để điều trị. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
  • Nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vướng, loại bỏ những nguy hiểm, bệnh nhân cần đi khám bệnh tỷ mỷ, tiến hành xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết.
  • Người bệnh nên đi khám tại khoa tiêu hóa, chuyên khoa tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
  • Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng để trị nuốt vướng một bên họng, cổ họng có cảm giác bị nghẹn là:

Dùng thuốc: có tác dụng phục hồi tổn thương, kháng viêm, giảm sưng đau phù hợp với từng loại bệnh cụ thể.

Phẫu thuật: nếu bị vướng cổ họng do dị vật thì bác sĩ cần tiến hành can thiệp bằng cách gắp dị vật, kết hợp dùng thuốc để giúp vết thương mau lành.

Bác sĩ chỉ định đốt các hạt lympho ở trụ sau, thành sau họng bằng cô te điện, nitrát bạc, nitơ lỏng, hoặc laser, ...

Đối với các trường hợp viêm amidan: bác sĩ sẽ thực hiện cắt amidan để điều trị dứt điểm.

Phẫu thuật nội soi thanh quản để trị bệnh viêm hạ họng hay do nang này gây ra. Bệnh nhân có thể về nhà ngay và trở lại làm việc bình thường ngày hôm sau.

Khi phát hiện cổ họng có cảm giác bị vướng là do ung thư, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc, phẫu thuật, hóa - xạ trị hay kết hợp.

  • Để tránh tình trạng đau nhức do bị vướng thức ăn ở cổ họng, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ để không bị ho, sặc.
  • Không nên cho trẻ tiếp tục tiếp xúc với đồ chơi nguy hiểm.
  • Tránh ăn thức ăn chua cay, nóng khi bị trào ngược dạ dày. Sử dụng thuốc nhằm điều hòa nhu động co bóp dạ dày và giảm tiết axit.

Xem thêm:

  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm họng
  • Viêm họng - Dấu hiệu báo động bệnh bạch hầu