Nên dùng thuốc uống chữa bệnh khô mắt nào thì tốt?

Đặc biệt là với dân văn phòng, khi phải tiếp xúc với máy tính nhiều giờ liền. Khô mắt không quá nguy hiểm nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn, tình trạng khô mắt kéo dài còn có thể dẫn đến các bệnh lý khác của mắt. Vậy có loại thuốc uống chữa bệnh khô mắt hay không? Các lưu ý khi bị khô mắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nên dùng thuốc uống chữa bệnh khô mắt nào thì tốt? Nên dùng thuốc uống chữa bệnh khô mắt nào thì tốt?

Bệnh khô mắt là bệnh lý không còn hiếm gặp hiện nay.

1. Khô mắt là gì?

Khô mắt là tình trạng tổn thương của lớp phim mắt, do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc khô nhanh hơn bình thường. Gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và tạo cảm giác khó chịu cho mắt.

Phim mắt không những có tác dụng làm ẩm giác mạc, kết mạc, bôi trơn cho phần mi mắt, mà còn có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cho tế bào biểu mô, ức chế sự phát triển của vi trùng, giúp bề mặt giác mạc luôn trơn láng.

2. Nguyên nhân gây ra khô mắt

vicare.vn-nen-dung-thuoc-uong-chua-benh-kho-mat-nao-thi-tot-body-1
Theo các nghiên cứu thì ở nữ giới tình trạng khô mắt sẽ gặp nhiều hơn ở nam giới
  • Tuổi tác: tuổi càng cao, tuyến lệ càng bị suy giảm chức năng, độ tuổi bạn có thể cảm nhận rõ tình trạng này, nhất đó là độ tuổi > 50-60 tuổi. Lúc này mắt cũng đang bị lão hóa dần, lượng nước mắt tiết ra đồng thời cũng bị giảm đi làm cho khả năng bị khô mắt tăng cao lên.
  • Giới tính: theo các nghiên cứu thì ở nữ giới tình trạng khô mắt sẽ gặp nhiều hơn ở nam giới.
  • Môi trường sống và lối sống: sống ở môi trường khói bụi, hay phải đi qua những nơi có không khí ô nhiễm không khí, dân văn phòng hay phải làm việc trong môi trường điều hòa, phải ngồi làm việc nhiều giờ liền trước màn hình máy tính, mang kính áp tròng...là những điều kiện thuân lợi có thể gây ra tình trạng khô mắt.
  • Giảm chớp mắt do có tổn thương sau khi thực hiện phẫu thuật ở mắt: sau mổ Lasik ( bình thường nháy mắt 15 lần/ phút, nháy mắt ít sẽ dễ bi khô mắt hơn).
  • Người đang gặp các bệnh lý như: viêm bờ mi, viêm kết mạc... cũng dễ làm khô mắt hơn.
  • Một số bệnh lý khác có thể gây ra khô mắt như: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus, rối loạn tuyến giáp...
  • Một số thuốc liên quan đến điều trị bệnh gây khô mắt như: thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng Histamine, thuốc trị loạn nhịp tim, thuốc trị bệnh Pakinson, thuốc chống trầm cảm...
  • Rối loạn nội tiết tố: ở phụ nữ tiền mãn kinh, có sự thay đổi của nội tiết tố cũng gây ra tình trạng khô mắt.

3. Triệu chứng khô mắt

Khô mắt thường gây ra các triệu chứng:

  • Mắt sưng, đỏ, đau, ngứa
  • Chảy nước mắt
  • Luôn có cảm giác cộm như đang có vật thể hay hạt bụi trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm thị lực

4. Điều trị bệnh khô mắt

vicare.vn-theo các nghiên cứu thì ở nữ giới tình trạng khô mắt sẽ gặp nhiều hơn ở nam giới-body-2

Có nhiều nhóm thuốc có thể điều trị được bệnh khô mắt, tùy vào nguyên nhân gây ra khô mắt mà bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các thuốc trong các nhóm sau đây.

  • Nhóm thuốc kháng sinh: nhóm thuốc này điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn. Các thuốc trong nhóm này là các kháng sinh phổ rộng như: Doxycyclin, Erythromycin, Cloramphenicol, Offloxacin... các thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh thì không được sử dụng quá một tuần và phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc kháng viêm: nhóm thuốc này điều trị chứng khô mắt do viêm mắt, với các thuốc kháng viêm corticosteroid: dexamethason, prednisolon... Các thuốc trong nhóm này, kể cả dạng viên uống hay dạng nhỏ đều có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt khi sử dụng lâu dài. Vì vậy hãy cân nhắc sử dụng cũng như sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc nhỏ mắt kết hợp: tức là trong thuốc nhỏ mắt này có kết hợp hai thành phần có thể là kháng sinh và kháng viêm để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: thuốc nhỏ mắt này có thành phần là chất bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo với các thành phần như: Glycerin, Polyvidon... có tác dụng tăng độ ẩm cho mắt, cải thiện tình trạng khô mắt do giảm tiết nước mắt.
  • Nhóm thuốc vitamin và khoáng chất: nhóm thuốc này với tác dụng chính là bổ sung các chất chống oxy hóa như: vitamin A, C, E, B2, kẽm, selenium, omega 3... giúp cho mắt ngăn ngừa được sự lão hóa, tăng cường thị lực, ngăn ngừa triệu chứng khô mắt.

5. Thuốc uống chữa bệnh khô mắt

Như đã nói có rất nhiều thuốc điều trị chứng khô mắt, nhưng sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn vài loại thuốc chữa bệnh khô mắt được rất nhiều đánh giá tốt từ những khách hàng đã sử dụng.

5.1. Viên dưỡng mắt Kankavin

vicare.vn-theo các nghiên cứu thì ở nữ giới tình trạng khô mắt sẽ gặp nhiều hơn ở nam giới-body-3

Đây là một loại thực phẩm chức năng tuyệt vời dành cho những người khô mắt cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, kháng bệnh, giảm rõ rệt tình trạng khô mắt, làm mắt trở nên sáng hơn, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, tránh được quá trình lão hóa sớm.

Các thành phần cơ bản của viên dưỡng mắt Kankavin đó là: Lutein, Zeaxathin, Selen, Zn Glucozat, Cu Glucozat, VitC, Acetyl Carnitine, L-Acetyl Cysteine.

Liều dùng, cách sử dụng:

Uống sau ăn:

  • 5- 7 tuổi mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
  • 8-12 tuổi, mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần.
  • 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: mỗi lần 2 viên, ngày 2 -3 lần.
  • Mỗi đợt sẽ được dùng từ 4-6 tuần, 2 đợt liên tiếp cách nhau 1 tuần.
  • Đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc, là dạng thuốc bổ cho mắt nên an toàn với cả những người bị bệnh tim mạch, thiếu máu, gan thận. Bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ để tìm hiểu thêm các trường hợp chống chỉ định khác.

5.2. Viên dưỡng mắt Wit.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ phân tử, thời gian các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane giúp tăng cường Thioredoxin- đây là một loại protein phân tử nhỏ có khả năng bảo vệ tế bào võng mặc một cách ưu việt và giảm thiểu tình trạng khô mắt.

Liều dùng: sau ăn sáng hoặc ăn trưa. Uống 1 viên/ 1 ngày

Nên sử dụng thường xuyên.

Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi.

6. Các lưu ý nhỏ khi điều trị bệnh khô mắt

Tập cho bản thân thói quen chớp mắt chậm và đều, giúp nước mắt dàn đều giác mạc ( khoảng 12- 18 lần/ 1 phút).

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khói bụi. Nếu ra ngoài vào lúc trời nắng, hãy sử dụng kính chống tia UV, để ngăn ngừa khói bụi và tia cực tím không tốt cho mắt.

Không thức khuya, ngủ đủ giấc, làm việc nhiều và quá sức, khiến mắt không được nghỉ ngơi, quá tải cũng gây ra tình trạng khô mắt.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý: tăng cường bổ sung vitamin A và omega 3 ( có nhiều trong cá), bổ sung các thực phẩm giàu beta carotene ( có trong các loại rau và hoa quả có màu vàng).

Khi phải làm việc lâu với màn hình máy tính hãy lưu ý:

  • Để đôi mắt của mình cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10-20 cm.
  • Khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính tối thiểu là 50cm.
  • Thực hiện nguyên tắc 20-20-20: sau khi sử dụng máy tính 20 phút, hãy để mắt nghỉ ngơi 20 s sau đó nhìn tập trung vào một vật có khoảng cách 20 feet ( khoảng 6 m)
  • Thường xuyên đi khám định kỳ khi thấy bản thân có các dấu hiệu về mắt.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh lý khô mắt. Để tình trạng khô mắt lâu dài có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác cho mắt. Vì vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu bị khô mắt, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận được sự điều trị phù hợp từ các bác sĩ. Từ đó có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

  • Viêm giác mạc sợi có khỏi được không?
  • Các bệnh lý về mắt thường gặp của dân công sở hiện nay là gì?
  • Mổ mộng mắt có nguy hiểm không?