Nên đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt hay không?

Dù không gặp bất cứ vấn đề gì, việc khám phụ khoa định kỳ là rất cần thiết đối với các bạn nữ để có một hệ sinh dục và tiết niệu khoẻ mạnh. Tuy nhiên khi vô tình lịch khám lại trùng với thời điểm “nhạy cảm”, nhiều bạn nữ vẫn có thắc mắc và không biết xử lý thế nào cho hợp lý.

Nên đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt hay không? Nên đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt hay không?

Dù không gặp bất cứ vấn đề gì, việc khám phụ khoa định kỳ là rất cần thiết đối với các bạn nữ để có một hệ sinh dục và tiết niệu khoẻ mạnh cũng như tầm soát và chẩn đoán sớm những bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt là với các bạn trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên khi vô tình lịch khám lại trùng với thời điểm “nhạy cảm”, nhiều bạn nữ vẫn có thắc mắc và không biết xử lý thế nào cho hợp lý.

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Nên đi khám bác sĩ phụ khoa để sàng lọc hàng năm và bất cứ khi nào phụ nữ lo lắng về các triệu chứng như đau vùng chậu, âm hộ và đau âm đạo hoặc chảy máu bất thường từ tử cung.

Các bác sĩ phụ khoa có thể chăm sóc sức khỏe phụ khoa và tổng quát, bao gồm cả chẩn đoán và điều trị các vấn đề như đau đầu, đau thắt lưng, thay đổi tâm trạng và mụn trứng cá.

vicare.vn-nen-di-kham-phu-khoa-khi-dang-co-kinh-nguyet-hay-khong-body-1

Khám phụ khoa gồm những gì?

Khám phụ khoa gồm nhiều kỹ thuật khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chẩn đoán mà bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm tế bào
  • Siêu âm quét
  • Soi cổ tử cung, kiểm tra bằng kính hiển vi cổ tử cung
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, lấy mẫu niêm mạc tử cung
  • Nội soi tử cung

Ngoài ra có thể thực hiện một số phẫu thuật như tiểu phẫu thắt ống dẫn trứng triệt sản, loại bỏ u xơ tử cung, hoặc phối hợp với các phẫu thuật khác.

Một số điều cần lưu ý khi đi khám phụ khoa

Trước khi đi kiểm tra định kỳ hoặc đi khám phụ khoa, có một số điều bạn có thể thực hiện (hoặc tránh thực hiện) để việc khám được diễn ra thuận lợi nhất.

Cân nhắc hẹn lịch khám khi bạn đang hành kinh

Máu có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm của bạn. Trong giai đoạn này, miệng âm đạo mở rộng dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây bệnh. Tuy nhiên trong một số tình huống (ví dụ: hành kinh nhiều / không đều) việc này là cần thiết. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ.

Không “dọn dẹp” lông vùng kín trước khi khám

Tốt nhất là không nên tẩy lông trước khi khám sản phụ khoa. Đôi khi việc tẩy lông có thể gây sưng hoặc viêm có thể khiến cho việc kiểm tra vùng kín trở nên khó khăn hơn. Và hãy nhớ rằng: tình trạng lông mu cũng là một yếu tố đánh giá sức khoẻ vùng kín.

Không nên thụt rửa

Mặc dù bạn có thể cảm thấy xấu hổ về dịch tiết âm đạo hoặc mùi hôi, nhưng việc thụt rửa có thể còn tạo ra nhiều vấn đề hơn. Dịch âm đạo giúp bác sĩ kiểm tra sự cân bằng nội tiết tố, vì vậy nếu nó bị thay đổi một cách giả tạo trước khi khám, bác sĩ có thể bỏ lỡ một số vấn đề về hormon, môi trường trong âm đạo, sự mất cân bằng vi khuẩn hoặc vấn đề về men.

Đừng quan hệ vào đêm trước khi khám

Quan hệ tình dục trước khi khám phụ khoa cũng có thể khiến bác sĩ làm việc khó khăn hơn. Tương tự, không sử dụng các sản phẩm bôi trơn âm đạo trước khi khám.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn

Đảm bảo bạn nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình vì bác sĩ rất có thể sẽ hỏi đến. Bạn có thể dễ dàng theo dõi chu kì của mình qua lịch hoặc các phần mềm theo dõi miễn phí trên điện thoại

vicare.vn-nen-di-kham-phu-khoa-khi-dang-co-kinh-nguyet-hay-khong-body-2

Đang có kinh nguyệt có đi khám phụ khoa được không?

Các vấn đề về phụ khoa cần được kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không nên đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt mà hãy chờ đến khi sạch kinh mới đi khám để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Máu của kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng tới các kết quả xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung. Việc loại bỏ máu ra khỏi thành tử cung rất khó khăn và kết quả lẫn máu không chính xác. Nhiều bệnh nhân làm xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung trong khi có kinh nguyệt phải thực hiện lại sau đó vì không đọc được kết quả.

Việc khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt có thể gây cản trở quá trình thăm khám của bác sĩ. Ngoài ra, trong thời điểm này miệng tử cung bị mở rộng, nếu không cẩn thận các vi khuẩn từ môi trường có thể xâm nhập qua quá trình thăm khám, tạo mầm gây bệnh viêm nhiễm.

Một số trường hợp đặc biệt

Tuy việc khám phụ khoa khi đang có kinh nhìn chung là không nên, có một số trường hợp đặc biệt như khi gặp các vấn đề về hành kinh, kinh ra nhiều, kéo dài hoặc chu kỳ kinh không đều, bác sĩ có thể cần mẫu máu để thực hiện các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. Trong những trường hợp chưa chắc chắn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lịch hẹn và hướng dẫn hợp lý nhất.

Xem thêm:

  • Khám phụ khoa có đau không?
  • Khám phụ khoa ở Vinmec có tốt không?
  • Phụ nữ chưa lập gia đình có nên đi khám phụ khoa?