Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm cho trẻ đặc biệt là khả năng nghe chính vì thế nên cẩn thận với bệnh này.
Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm cho trẻ đặc biệt là khả năng nghe chính vì thế nên cẩn thận với bệnh này.
Phải cẩn thận khi trẻ bị viêm tai giữa
Do sức đề kháng, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó có bệnh viêm tai giữa. Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi.'
Do trẻ bị viêm VA (bệnh về tai mũi họng) bởi vòi nhĩ ở trẻ thường ngắn hơn nên khi bị viêm họng hay viêm mũi, dịch từ 2 bộ phận này dễ lan vào tai giữa. Khi đó tai trẻ phản ứng lại với kích thích đó bằng cách xuất tiết dịch đồng thời làm cho dịch ứ đọng nhiều hơn trong hòm tai và gây hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ em.
Trẻ bị viêm họng và viêm mũi lâu ngày có thể biến chứng sang viêm tai giữa.
Do bệnh thường ủ một thời gian sau đó mới phát bệnh nên nhiều người không để ý, hơn nữa ở giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, không đau, không chảy dịch tai. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt cao nhưng mẹ cũng chỉ nghĩ đó là triệu chứng bình thường ở trẻ. Ngoài ra các biểu hiện khó nghe, tai nghễnh ngãng, thiếu tập trung thì các mẹ cũng thường bỏ qua, đến khi bệnh nặng hơn chuyển sang mãn tính, chảy mủ khi đó mẹ mới lo lắng và cho trẻ đi khám.
Nếu không sớm phát hiện bệnh có thể làm thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ đồng thời có thể gây ra những biến chứng như liệt dây thần kinh số 7, gây điếc, áp xe não hay viêm màng não... rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, ở những giai đoạn đầu khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt, khó chịu mẹ không nên chủ quan đặc biệt nếu bé có kêu đau tai thì mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để khám. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp trẻ không bị ảnh hưởng cũng như gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Sớm cho trẻ đi gặp bác sĩ để điều trị
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em hiện không khó điều trị bởi hiện nay, các bệnh viện được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại đặc biệt là phương pháp nội soi dễ dàng phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ sử dụng kính hiển vi điện tử, chích một lỗ nhỏ trong màng nhĩ sau đó đặt một ống thông nhỏ vào đó. Ống thông này được đặt trong màng nhĩ giúp hút sạch dịch nhầy ra ngoài và có thể lưu ống thông khí lại tại màng nhĩ để nó giúp dịch tự chảy ra ngoài.
Trong trường hợp trẻ bị viêm VA nặng khi có chỉ định của bác sĩ thì mẹ cũng cần cho trẻ tiến hành nạo VA để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe đặc biệt là các bộ phận tai mũi họng ở trẻ.
Khi thấy có biểu hiện bất thường ở trẻ, hay nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, mẹ không được tự ý điều trị mà cần đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng uy tín để khám sau đó có phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ.
Ngoài ra, để phòng bệnh cho trẻ mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, cần lưu ý khi trẻ bị nôn trớ cần kê cao và không cho trẻ nằm nghiêm để tránh chất nôn trớ tràn vào tai. Bên cạnh đó khi gội đầu, tắm cho trẻ hạn chế để nước chảy vào tai, đặc biệt là xà bông bởi rất dễ gây viêm nhiễm.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất dễ gặp phải, chỉ một vài tác nhân nhỏ cũng có thể khiến bệnh hình thành. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi, để ý đến tình trạng của bé cũng như chăm sóc đúng cách để phòng tránh bệnh xảy ra ở trẻ.