Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi nên chăm sóc như thế nào là đúng cách
Chính vì thế, nhiều người đã lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để có được dáng mũi như mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phẫu thuật suôn sẻ. Đã có rất nhiều trường hợp nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy tại sao lại gặp tình trạng như vậy? Làm thế nào khi nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi?
Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi nên chăm sóc như thế nào là đúng cách
Sở hữu một sống mũi cao, thẳng, đẹp tự nhiên là điều mà tất cả chị em phụ nữ đều mong ước.
Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn là kỹ thuật nâng mũi tiên tiến được phát triển từ Hàn Quốc. Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, kết hợp với sụn tự thân lấy từ vành tai để bọc lấy phần đầu mũi. Công nghệ này vừa có khả năng định hình dáng mũi như ý muốn, vừa khắc phục được khả năng bị biến chứng bóng đỏ sống mũi.
Nâng mũi bọc sụn không phải là một kỹ thuật phức tạp mà điểm tạo nên thành công của phương pháp này chính là sử dụng sụn tự thân bao bọc phần đầu mũi theo đúng tỉ lệ, giúp cho sống mũi vừa vặn, cân đối, tự nhiên so với tổng thể của khuôn mặt.
Thời gian để tiến hành phẫu thuật nâng mũi bọc sụn là khoảng 45 - 60 phút và đòi hỏi người phẫu thuật phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ để tạo ra được kết quả an toàn, lâu dài.
Nâng mũi bọc sụn có thể khắc phục được những trường hợp sau:
- Những người có dáng mũi thấp, ngắn.
- Những người có da phần đầu mũi mỏng, dễ gặp phải hiện tượng bóng đỏ và lộ sống mũi nếu sử dụng những phương pháp nâng mũi thông thường khác.
- Những người muốn có một dáng mũi đẹp, cân đối, tự nhiên.
Tại sao nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi?
Mặc dù được coi là phương pháp có thể khắc phục được biến chứng đỏ đầu mũi nhưng vẫn có một số chị em vẫn gặp phải tình trạng này khi thực hiện nâng mũi bọc sụn. Tình trạng đỏ đầu mũi do nâng mũi bọc sụn không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn dễ khiến cho chức năng mũi bị suy giảm.Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như:
- Bác sĩ tay nghề chưa cao, thiếu chuyên môn, thực hiện sai kỹ thuật hoặc nâng mũi quá cao khiến cho vùng mũi phải chịu áp lực gây ra đỏ.
- Chất liệu độn (sụn nhân tạo) được sử dụng cho nâng mũi bọc sụn quá cứng hay quá dày cũng sẽ gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi.
- Một số người bị dị ứng với chất liệu độn.
- Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách.
- Da đầu mũi quá mỏng, không đủ để che phủ hết được chất liệu độn.
Cách khắc phục tình trạng đỏ đầu mũi do nâng mũi bọc sụn
Để khắc phục vấn đề đỏ đầu mũi do nâng mũi bọc sụn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ phần sụn mũi cũ và tái phẫu thuật lại bằng phương pháp S line Plus theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Đây là phương pháp ứng dụng màng tế bào PRP (lấy từ chính cơ thể khách hàng), giúp lấy lại dáng mũi tự nhiên, mềm mại, khắc phục tối đa tình trạng bóng đỏ sau khi nâng mũi.
Điều quan trọng nhất để phẫu thuật nâng mũi thành công đó là bạn cần phải tìm cho mình một địa chỉ phẫu thuật uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại. Đặc biệt, chất liệu sử dụng để độn phải đạt đúng tiêu chuẩn an toàn, được kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Y tế để tránh được nguy cơ gặp phải biến chứng đỏ đầu mũi,
Những lưu ý sau khi nâng mũi
Để có được một chiếc mũi hoàn hảo như ý muốn, sau khi nâng mũi bạn cũng cần phải lưu ý một số cách chăm sóc như sau:
- Trong vòng 48 giờ đầu sau phẫu thuật, nếu thấy mũi có hiện tượng sưng bầm thì cần phải chườm đá liên tục.
- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không được tác động ảnh hưởng đến dáng mũi như vặn vẹo, sờ, nắn,.... Chỉ nên vận động nhẹ nhàng trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
- Tránh để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước và bụi bẩn vì có thể khiến vết thương khó lành hơn.
- Không đeo kính hoặc nằm nghiêng vì có thể ảnh hưởng đến dáng mũi.
- Bổ sung một số loại Vitamin và khoáng chất để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng vết thương như: thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp,....
- Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,....
- Uống thuốc kháng sinh và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Sau phẫu thuật từ 7 - 10 ngày bạn có thể đến bệnh viện để cắt chỉ.
Xem thêm:
- Nâng mũi ở đâu đẹp và đảm bảo an toàn?
- Nâng mũi như thế nào không để lại biến chứng?
- Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line