Nằm nghiêng bên trái bị khó thở có phải là dấu hiệu bệnh lý tim mạch hay không?
Khó thở có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và đó cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng liệu nằm nghiêng bên trái bị khó thở có phải là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hay không. Bạn đọc hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này.
Nằm nghiêng bên trái bị khó thở có phải là dấu hiệu bệnh lý tim mạch hay không?
Khi nằm nghiêng bên trái bị khó thở, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lý nào?
Nằm nghiêng bên trái bị khó thở là bệnh gì?
Nằm nghiêng bên trái có cảm giác khó thở là một triệu chứng thường gặp ở khá nhiều đối tượng và là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:
Thiếu máu cơ tim
Bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim thường xuyên cảm giác bị đau tức ngực như có gì đó đè chẹn phía sau xương ức hoặc ở bên quả tim. Cơn đau này đôi khi lan sang hai vai, quai hàm dưới và đi vào trong tay trái, đường lên cổ. Bên cạnh đó, phía ngực trái đôi khi sẽ cảm thấy khá nặng và khó thở. Những triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn khi nằm nghiêng về bên trái.
Bị lệch/vẹo vách ngăn mũi
Nếu như nằm nghiêng bên trái bị khó thở nhưng không đi kèm với các triệu chứng đau tức ngực trái, vùng vai, tay... mà đồng thời cảm thấy mũi bị nghẹt, lúc này bệnh của bạn mắc phải có khả năng không liên quan đến tim mạch mà nghiêng về tai – mũi – họng, cụ thể là tình trạng vách ngăn mũi bị lệch hay bị vẹo.
Lúc này, bạn nên tìm đến chuyên khoa để làm nội soi mũi và nhận điều trị phù hợp từ bác sỹ.
Nhìn chung, triệu chứng nằm nghiêng bên trái bị khó thở vẫn chưa đủ để kết luận bạn có đang mắc phải bệnh lý tim mạch hay không bởi điều này phụ thuộc khá nhiều vào những biểu hiện đi kèm khác. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sỹ và đề cập một cách chi tiết các triệu chứng mình gặp phải để dễ dàng hơn trong việc xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh của bạn.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng khó thở trên?
Trên thực tế, dù là bất kỳ triệu chứng nào, bạn cũng phải điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra biểu hiện này. Trong trường hợp nằm nghiêng bên trái bị khó thở, bạn cần phải đến bệnh viện để xác định chính xác bệnh của mình là gì, từ đó có giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, để tạm thời giảm triệu chứng, bạn có thể thử một số cách sau:
- Ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng
- Nên kết hợp thêm với một số hoạt động ngoài trời
- Trước khi ngủ, cố gắng đi bộ khoảng 30 phút nên tắm nước ấm vào buổi tối
- Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá...
Nằm nghiêng trái có gây hại cho tim hay không?
Nhiều người cho rằng việc nằm nghiêng bên trái sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tim mạch và vì thế dẫn đến đau thắt ngực, khó thở... Tuy nhiên, quan niệm này không đúng.
Theo tờ Bright Side, tư thế ngủ nghiêng bên trái sẽ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và hỗ trợ các tế bào hấp thu dưỡng chất cao hơn. Bên cạnh đó, lá lách cũng sẽ hoạt tốt hơn trong tư thế này. Ngoài ra, trọng lực nhờ tư thế này mà kích thích quá trình di chuyển chất thải trong cơ thể từ ruột non đến ruột già nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp đại tràng loại bỏ chất thải hiệu quả.
Đối với tim mạch, theo Phó giáo sư Hoàng Công Đắc – giám đốc chuyên môn của bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ngủ nghiêng bên trái thậm chí còn giúp tim hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều bởi phía bên trái của tim chính là nơi nhận máu từ phổi.
Một số tư thế ngủ gây đột tử cần phải tránh
Cũng theo Phó giáo sư Đắc cho biết, không phải tư thế ngủ nào cũng tốt cho sức khỏe. Hãy bỏ qua mối lo ngại về tư thế ngủ nghiêng bên trái mà tập trung hạn chế những tư thế sau:
- Nằm ngửa: việc nằm ngửa sẽ khiến cuống lưỡi hạ xuống và làm nước bọt dễ lọt vào khu vực khí quản, gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe như trào ngược, ho, sặc... và thậm chí dẫn đến đột tử. Đặc biệt, đối tượng là người gia và trẻ nhỏ càng phải tránh tư thế này.
- Nằm sấp: nằm sấp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và tim mạch. Đây mới chính là tư thế có hại cho sức khỏe của trái tim bởi nó hạn chế sự co bóp một cách đáng kể. Bên cạnh đó, khi nằm sấp, bạn bắt buộc phải nghiêng đầu sang một bên, dĩ nhiên nếu kéo dài cả đêm sẽ gây ra chứng vẹo cổ và đau vai gáy.
- Đè tay lên ngực khi ngủ: trong suốt quá trình ngủ, bạn không nên đè tay hay bất kỳ vật thể nào lên vùng ngực bởi tác nhân nào cũng sẽ gây cản trở cho hoạt động co bóp của tim mạch. Một số đối tượng thậm chí có thể gặp ác mộng, mất ngủ... vì tư thế này.
- Gối đầu cao, ngửa cổ, gập cổ: các tư thế ngủ không quá tự nhiên này sẽ hạn chế quá trình lưu thông máu và gây khó thở. Đôi khi, nằm nghiêng bên trái bị khó thở cũng một phần do nguyên nhân này.
Như vậy, có thể thấy, tư thế ngủ không còn là vấn đề nghỉ ngơi đơn giản mà còn có nhiều ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy chú ý các tư thế ngủ nguy hiểm để hạn chế nhằm bảo vệ sức khỏe của mình. Trường hợp khi nằm nghiêng bên trái bị khó thở, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát để xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Xem thêm :
- Xoang, suy tim, hen có thể gây khó thở khi nằm
- Cảnh giác với triệu chứng khó thở khi nằm
- Cải thiện sức khỏe bằng các tư thế ngủ