Nằm nghiêng bên nào tốt cho dạ dày
Ngày nay, đa số mọi người đều có thói quen sinh hoạt không hợp lý, và chịu áp lực công việc cao,... chính vì vậy thường dẫn tới tình trạng nhiều người mắc chứng bệnh đau dạ dày. Để điều trị bệnh, ngoài việc uống thuốc, ăn uống hợp lý thì việc thói quen nghỉ ngơi và tư thế nằm ngủ cũng giúp bệnh đau dạ dày thuyên giảm. Vậy nằm nghiêng bên nào tốt cho dạ dày?
Nằm nghiêng bên nào tốt cho dạ dày
Ngày nay, đa số mọi người đều có thói quen sinh hoạt không hợp lý, và chịu áp lực công việc cao,... chính vì vậy thường dẫn tới tình trạng nhiều người mắc chứng bệnh đau dạ dày. Để điều trị bệnh, ngoài việc uống thuốc, ăn uống hợp lý thì việc thói quen nghỉ ngơi và tư thế nằm ngủ cũng giúp bệnh đau dạ dày thuyên giảm. Vậy nằm nghiêng bên nào tốt cho dạ dày?
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Hiện tượng đau dạ dày là khi người bệnh thấy đau trên vùng rốn sau khi ăn khoảng 2 - 3 tiếng hoặc khi đói mà ăn vào sẽ đau, cũng có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Cảm giác đau dạ dày có thể là đau âm ỉ, đau từng cơn, đau tức bụng, nếu cơn đau nặng hơn thì sẽ ảnh hưởng tới những bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể cảm thấy đau tức ngực, đau lưng,...
Có cảm giác nôn hoặc buồn nôn: Sau khi bạn ăn quá no hay khi bạn không ăn gì cũng thường có hiện tượng buồn nôn, đó là hiện tượng nhằm để đẩy các chất chứa trong dạ dày ra ngoài.
Ăn vào bị đầy bụng, không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 2 - 3 tiếng.
Thấy chán ăn, kén ăn, nhìn thức ăn thấy ngán.
Bụng cồn cào, sôi lên liên tục
Các triệu chứng đau dạ dày thường tương đối nhẹ. Bệnh đau dạ dày sẽ có hai loại, nếu như xảy ra đột ngột gọi là viêm dạ dày cấp; nếu bệnh tiến triển từ từ gọi là viêm dạ dày mạn (trường hợp này rất khó phát hiện bởi chúng đôi khi không có biểu hiện rõ ràng nào).
Thường có cảm giác cồn cào ở bụng, bụng sôi lên liên tục.
Khi bị đau dạ dày nên nằm nghiêng bên nào?
Nếu như bạn bị đau dạ dày, hãy nằm nghiêng về bên trái, và đây gần như được xem là tư thế ngủ rất tốt cho cơ thể. Phía bên trái của cơ thể là nơi mà các tế bào limpho bạch huyết thống trị, khi bạn nằm nghiêng về trái, cơ thể sẽ có nhiều thời gian lọc bỏ độc tố qua ống ngực cùng hạch bạch huyết.
Khi đau dạ dày ngủ nằm nghiêng bên trái, như vậy sẽ không có các lực đè lên hay chèn ép vào các cơ quan phía dạ dày và có lợi cho việc vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa thông suốt từ trên xuống dưới, từ đó tránh hiện tượng trào ngược acid dịch vị, chống đầy bụng khó tiêu, tránh đau dạ dày.
Không những vậy khi bạn nằm nghiêng sang bên trái còn có nhiều lợi ích khác như:
Có tác dụng tốt cho hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết - phần quan trọng của hệ thống tuần hoàn và hệ miễn dịch. Chức năng chính của nó là chống lại mầm bệnh cùng các dị vật, tế bào biến dạng (ung thư). Ngoài có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, nó còn cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo. Nó bao gồm bạch huyết, mô bạch huyết, mạch bạch huyết, hạt/mấu bạch huyết, hạch họng, hạch bạch huyết, lá lách và tuyến ức. Do đó ngủ nghiêng sang bên trái tốt cho hệ bạch huyết.
Giúp cho tim khỏe mạnh
Việc bạn ngủ nghiêng sang bên trái giúp làm giảm áp lực của tim do quá trình bơm máu đã bị lực hấp dẫn trợ giúp, việc lưu thông máu tới tim cũng tăng.
Chức năng gan, thận tốt hơn
Đây là các cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa và bài tiết, gan - thận có xu hướng tích tụ nhiều chất thải, độc tố. Nằm ngủ nghiêng về bên trái giúp các cơ quan này thải chất độc tốt nhất.
Hỗ trợ chức năng của lá lách
Lá lách có vai trò quan trọng trong việc lọc máu cũng như thực hiện các chức năng cơ thể quan trọng khác. Lá lách nằm ở bên trái của cơ thể do đó khi nằm ngủ bên trái sẽ giúp lá lách hoạt động hiệu quả.
Giảm ợ nóng
Theo một số nghiên cứu cho thấy việc bạn nằm nghiêng sang bên trái có thể làm giảm đáng kể những triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Nếu như bạn mắc chứng ợ nóng sau ăn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái để thoát khỏi tình trạng này.
Như vậy qua bài viết này nếu như bạn mắc bệnh đau dạ dày hãy nằm nghiêng về bên trái để cảm thấy dễ chịu và giảm các cơn đau hành hạ cơ thể. Việc nằm ngủ bên trái không chỉ tốt cho người bị đau dạ dày mà còn tốt cho chức năng tim, gan, thận, lá lách,... Các bạn hãy tham khảo những thông tin trên đây và biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình nhé.
Xem thêm:
- Nội soi dạ dày bao lâu thì nội soi lại?
- Cắt dạ dày có sống được không?