Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm như thế nào?

Nấm móng tay là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em do vi khuẩn nấm gây nên và có khả năng lây lan rất nhanh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nên các bậc làm cha mẹ cần biết cách xử lý để giúp bé bớt đau đớn, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và móng của trẻ khi bé trưởng thành

Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm như thế nào? Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm như thế nào?

. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về chủ đề “Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm” qua bài viết dưới đây.

Sự nguy hiểm của căn bệnh nấm móng tay ở trẻ em

Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm có nguyên nhân chính là do sự nhiễm nấm (chủ yếu là chủng nấm Candida và chủng nấm Dermatophytes). Ở điều kiện thông thường, những nhóm nấm này không phát triển.

Tuy nhiên, khi các loại nấm và vi khuẩn lọt vào cơ thể qua những vết thương vùng kẽ chân, kẽ tay thì chúng sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này sẽ tiêu diệt toàn bộ các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, cuối cùng khiến da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Về trẻ em, đây là lứa tuổi vô cùng hiếu động, ham chơi và thích khám phá thế giới xung quanh. Cũng chính vì điều này mà trẻ em là đối tượng chủ yếu của bệnh nấm móng tay, lý do là vì các bé thường dùng tay để đào, bới, cầm, nắm các thứ vật chất xung quanh nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào tay và gây ra tình trạng nấm móng.

Hơn nữa, trẻ em thường không tự ý thức được việc vệ sinh bàn tay sạch sẽ hàng ngày, nếu không được cha mẹ kiểm soát chặt chẽ và nhắc nhở thì trẻ thường có thói quen bỏ qua việc này, chính vì vậy mà vô tình tạo điều kiện cho các mầm bệnh có hại tấn công và điển hình là nấm.

vicare.vn-nam-mong-tay-o-tre-em-can-benh-nguy-hiem-nhu-the-nao-body-1

Khi nấm móng tay bắt đầu phát triển và tấn công, biểu hiện đặc trưng là cấu trúc của móng tay sẽ dần dần bị hủy hoại. Tiếp theo, sự sinh sôi của nấm móng khiến cho móng tay của trẻ trở nên gồ ghề một cách bất thường, cha mẹ có thể thấy bề dày của móng dày hơn bình thường nhưng lại vô cùng yếu và dễ bị mủn. Khi nấm móng ăn sâu hơn nữa sẽ khiến móng tay lồi lõm dị dạng, đồng thời phá hủy cấu trúc da ở quanh khu vực móng tay có nấm trú ngụ.

Trên thực tế, nếu bệnh nấm móng tay ở trẻ em không được chữa trị kịp thời thì các vi khuẩn sẽ dần dần ăn mòn và làm mục móng tay của bé. Vùng da ở đầu các ngón tay dễ bị tổn thương và dị ứng.

Một khi vi khuẩn ăn sâu vào móng thì điều khó tránh khỏi là sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, lý do là vì hoạt động của chất kháng sinh trong các loại thuốc sẽ vô hiệu hóa với các vùng móng bị viêm nhiễm sâu.

Cách chữa bệnh nấm móng tay ở trẻ em

Một khi các bậc cha mẹ phát hiện ra dấu hiệu nấm móng tay ở trẻ em thì ngay lập tức cần đưa bé đến cơ sở da liễu uy tín để thăm khám và chữa trị. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cách chữa nấm móng tay ở trẻ được tiến hành khác nhau.

1. Điều trị nấm móng tay trẻ em bằng y khoa

Đây là việc sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ gây tác động trực tiếp lên vùng móng tay bị nấm. Thuốc bôi có tác dụng tiêu diệt nấm tại vùng móng bị tấn công khiến cho chúng không thể sinh sôi. Tần suất và liều lượng bôi thuốc sẽ thay đổi tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

Hầu như các loại thuốc bôi trị nấm móng tay ở trẻ em đều không gây ra tác dụng phụ. Nếu có tác dụng phụ thì đa số là phản ứng nhẹ. Nhưng sau khi ngưng thuốc thì tình trạng dị ứng cũng sẽ biến mất.

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh nấm móng tay trẻ em cũng được cải thiện bằng kỹ thuật thẩm thấu sâu đa chiều, kỹ thuật này phân chia việc chữa bệnh nấm móng ra làm nhiều giai đoạn với nhiều bước chuyên biệt nhằm loại bỏ các triệu chứng nấm móng lâm sàng và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.

2. Điều trị nấm móng tay trẻ em tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng y khoa thì các bậc cha mẹ cũng cần phải kết hợp một số cách chữa bệnh tại nhà bằng những biện pháp đơn giản như:

  • Tạo môi trường vui chơi sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ, thoáng mát để giúp bé tránh xa những tác nhân gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh tay của trẻ thật sạch sẽ bằng những dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng và lành tính. Đồng thời, cha mẹ cũng cần chú trọng đến các đồ dùng cá nhân của trẻ, làm sạch các vật dụng cá nhân thường ngày của bé như quần áo, chăn màn.

vicare.vn-nam-mong-tay-o-tre-em-can-benh-nguy-hiem-nhu-the-nao-body-2

  • Khi phát hiện bé bị nấm móng, gia đình hãy luộc qua quần, áo, chăn, màn của bé trong nước sôi và đem phơi nắng.
  • Hạn chế tối đa việc trẻ dùng tay bị nấm móng để gãi, cào các vùng da khác và không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác khi chưa khỏi bệnh vì có thể lan truyền mầm bệnh.
  • Cuối cùng, gia đình hãy lập một chế độ dinh dưỡng cho bé thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Nấm móng tay ở trẻ em - căn bệnh nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời, chính vì vậy mà các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Bài viết cũng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, hữu ích về căn bệnh cũng như các cách chữa trị và đề phòng bệnh nấm mong tay cho trẻ.

Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!

Ngọc Quỳnh