Mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng gấp đôi. Chính điều đó khiến cơ thể mẹ bầu dễ dàng mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Để các mẹ bầu hiểu về mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ, HoiBenh sẽ chia sẻ những thông tin sau đây.
Mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng gấp đôi. Chính điều đó khiến cơ thể mẹ bầu dễ dàng mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Để các mẹ bầu hiểu về mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ, HoiBenh sẽ chia sẻ những thông tin sau đây.
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), đây là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao mà không có khả năng gây ra vấn đề cho bản thân, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi.2. Mức độ an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ
Đa số phụ nữ mang thai ít nhiều đều có liên quan đến biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây ra một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ, đây có thể được coi như là “kháng insulin”.
Nếu thai phụ có các triệu chứng như thường xuyên khát nước hay đi tiểu nhiều lần mà mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn thì mẹ bầu hãy cứ yên tâm duy trì mức độ đó để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.
3. Mức độ không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ
Chúng ta nên biết, bệnh tiểu đường thai kỳ mà không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu và gây ra các vấn đề cho bản thân người mẹ và con.
Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng. Nhưng nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tuyến tụy sẽ không thể theo kịp với sự gia tăng lượng đường trong máu và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Như vậy, nếu thai phụ để lượng đường trong máu tăng cao đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé, thì nên điều trị kịp thời.4. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đến mẹ và bé
Khi người có thai bị tiểu đường đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi:
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với bà bầu
- Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, võng mạc, mạch vành, nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai
- Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật
- Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn
- Phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sẩy thai cao và nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt thì khả năng sẩy thai cao hơn.
Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đối với thai nhi
- Vượt quá tăng trưởng: bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tiết insulin nhiều để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng nhanh chóng.
- Lượng đường huyết thấp (hạ đường huyết): vì sự sản xuất insulin cao nên trẻ sơ sinh phát triển đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh
- Hội chứng suy hô hấp: hội chứng này làm cho hơi thở của em bé trở nên khó khăn. Những đứa trẻ có hội chứng suy hô hấp có thể cần sự giúp đỡ của ống thở cho đến khi phổi trở nên mạnh mẽ hơn.
- Vàng da: da và lòng trắng ở mắt em bé chuyển màu vàng có thể xảy ra nếu gan của bé chưa đủ trưởng thành để phá vỡ chất bilirubin.
- Tiểu đường loại 2 sau này: khi mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì em bé có nguy cơ cao của bệnh béo phì phát triển và tiểu đường loại 2 sau này.
- Vấn đề phát triển: nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể có nguy cơ gia tăng của các vấn đề về phát triển kỹ năng vận động như đi bộ, nhảy.
Trên đây là một số thông tin cơ bản hữu ích dành cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai để biết cách chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất có thể.