Mùa lạnh, hanh khô chớ coi thường viêm da cơ địa dị ứng

Bạn đang khổ sở vì viêm da cơ địa dị ứng với những triệu chứng ngứa ngáy, ban đỏ, khó chịu - đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh, hanh khô? Tham khảo các thông tin sau để giảm bớt các ảnh hưởng do căn bệnh này gây ra.

Mùa lạnh, hanh khô chớ coi thường viêm da cơ địa dị ứng Mùa lạnh, hanh khô chớ coi thường viêm da cơ địa dị ứng

Bạn đang khổ sở vì viêm da cơ địa dị ứng với những triệu chứng ngứa ngáy, ban đỏ, khó chịu đặc biệt trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, hanh khô? Hãy tham khảo các thông tin sau để giảm bớt các ảnh hưởng do căn bệnh này gây ra.

Viêm da cơ địa dị ứng là gì?

Bệnh viêm da cơ địa hay là bệnh chàm thể tạng eczema mẩn ngứa, bệnh biểu hiện ở dạng cấp tính bán cấp hoặc bệnh mãn tính. Trong thời gian gần đây, bệnh đã gia tăng gấp 2-3 lần ở các nước công nghiệp.

vicare.vn-mua-lanh-hanh-kho-cho-coi-thuong-viem-da-co-dia-di-ung-body-1
Hình ảnh viêm da cơ địa dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh

  • Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa rõ ràng nhưng qua nghiên cứu cho thấy bệnh có tính chất di truyền và yếu tố gia đình (60% cha mẹ bị viêm da cơ địa thì con cũng bị bệnh này). Nếu cả bố và mẹ bị viêm da cơ địa thì có đến 80% con bị bệnh.
  • Di dị ứng có các dị nguyên trong không khí như chất thải, khói bụi, len dạ, phấn hoa.
  • Do tụ cầu vàng Staphylococus aureus đóng vai trò như một siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T lympho và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE, kích thích IgE hoặc T lymphô đáp ứng viêm.
  • Do dị ứng thức ăn như trứng, sữa, lạc, đậu, bột mì, hải sản và các yếu tố khác làm phát bệnh, bệnh nặng lên làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da, da bị mất nước, khô da.

Vì thế để xác được nguyên nhân gây viêm da cơ địa thì bạn cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu, bác sĩ sẽ xét nghiệm trên da.

Triệu chứng

Khi bị viêm da cơ địa dị ứng bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu này:

  • Ban đầu biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa chỉ là những đám khô da mất sắc tố sau đó đến triệu chứng rất nặng đỏ như da toàn thân.
  • Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính thì bạn sẽ thấy đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, bề mặt có mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh sẽ thấy phù nề.
  • Bệnh nhân sẽ bị ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa gãi nhiều da dễ bj trầy xước, nhiễm khuẩn.
  • Nếu bệnh ở giai đoạn mãn tính sẽ thấy các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy và rối loạn sắc tố da. Bệnh nhân gãi nhiều để lại các tổn thương trên da, dày da, tróc vảy, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy.
  • Ở trẻ nhỏ, tổn thương viêm da cơ địa xuất hiện nhiều ở mặt, da đầu và mặt duỗi của các chi. Có thể xuất hiện mụn nước, gãi sẽ chảy dịch, chảy máu trẻ quấy khóc
  • Khi bệnh nặng ngứa nhiều hơn, gãi khiến vi khuẩn ở tay xâm nhập vào da, gây lở loét và hoại tử da. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể khiến các cơ quan bị viêm, khi đó phải dùng kháng sinh mạnh để điều trị, không còn là bệnh lý đơn giản trên da.

Điều trị viêm da cơ địa dị ứng bằng cách nào?

vicare.vn-mua-lanh-hanh-kho-cho-coi-thuong-viem-da-co-dia-di-ung-body-2
Bị viêm da cơ địa nên điều trị sớm

Để điều trị viêm da cơ địa dị ứng hiệu quả thì phải tập trung vào 3 việc chính là chăm sóc da; tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh; dùng thuốc chống viêm.

  • Chăm sóc da: Để chăm sóc da thật tốt bạn hãy sử dụng các loại kem làm mềm da, tăng độ ẩm cho da. Tuyệt đối tránh tiếp xúc với những chất có thể gây kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá và bia rượu.
  • Sử dụng xà phòng ít bị khử mỡ, có độ PH trung tính. Cắt móng tay thường xuyên để tránh gãi nhiều bởi gãi nhiều gây tổn thương da. Dùng gạc ướt đắp lên vùng da bị tổn thương da nặng để giảm ngứa, thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo.
  • Điều trị viêm da cơ địa dị ứng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm có thể kể đến là dùng glucocorticoid bôi tại chỗ: kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần/ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi đã kiểm soát được bệnh thì nên bôi cách ngày hoặc bôi 2 lần/tuần để ngăn ngừa tái phát. Việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm da cơ địa dị ứng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khó chữa khỏi dứt điểm và khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu bị bệnh hãy liên hệ ngay bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Xem thêm:

  • Có chữa được viêm da cơ địa hay không?
  • Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?