Mùa hè cảnh giác với bệnh Viêm não Nhật Bản

Những ngày hè nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ ẩm thấp là điều kiện để các mầm mống bệnh dễ dàng phát triển và bùng phát. Trong đó đáng chú ý là bệnh Viêm não Nhật Bản, đây là một bệnh cấp tính do virut gây ra và làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền thông qua bị muỗi đốt, và thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật...

Mùa hè cảnh giác với bệnh Viêm não Nhật Bản Mùa hè cảnh giác với bệnh Viêm não Nhật Bản

Những ngày hè nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ ẩm thấp là điều kiện để các mầm mống bệnh dễ dàng phát triển và bùng phát. Trong đó đáng chú ý là bệnh Viêm não Nhật Bản, đây là một bệnh cấp tính do virut gây ra và làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây truyền thông qua bị muỗi đốt, và thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại vi rút được đặt tên là vi rút Viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản. Theo Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương ở Việt Nam, bệnh Viêm não Nhật Bản được ghi nhận đầu tiên vào năm 1952. Năm 1959 dịch Viêm não mùa hè được xác định là do vi rút Viêm não Nhật Bản bằng chẩn đoán huyết thanh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội. Bệnh lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Bệnh xảy ra nhiều nhất là vào các tháng 6, tháng 7 và hàng năm có khoảng từ 2000 đến 3000 người mắc bệnh. Có thể nói đây là căn bệnh nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng Vicare điểm qua một số thông tin quan trọng ngay sau đây.

Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virút viêm não Nhật Bản B gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng cùng với sự phát triển của viêm não tuỷ nặng và bệnh có tỉ lệ tử vong là 20%, di chứng có thể gây liệt và làm tổn thương não.

vicare.vn-mua-he-canh-giac-voi-benh-viem-nao-nhat-ban

Nguồn truyền và con đường lây bệnh

Nguồn truyền của bệnh Viêm não Nhật Bản từ các loài động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh cho người. Nguổn tuyền nhiễm trong thiên nhiên là loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải quả nhãn như tu hú, liếu điếu và nguồn truyền nhiễm gần người là một số loài gia súc, trong đó quan trọng nhất là lợn. Còn đường lây bệnh chủ yếu thông qua đường máu và trung gian truyền bệnh là muỗi Culex, khi muỗi đốt súc vật bị nhiễm và sau đó truyền bệnh khi đốt trẻ em. Ở Việt Nam loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7). Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, nó là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

vicare.vn-mua-he-canh-giac-voi-benh-viem-nao-nhat-ban

Biểu hiện của bệnh Viêm não Nhật Bản

1.Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài từ 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần. Sau đó tình trạng bệnh sẽ có triệu chứng cụ thể và rõ ràng hơn.

2. Giai đoạn khởi phát

Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn. Bệnh nhân đau đầu, đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Những ngày đầu phản xạ gân xương tăng, xung huyết giãn mạch rõ. ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn giống như nhiễm khuẩn - nhiễm độc ăn uống. Đặc điểm nổi bật của bệnh trong giai đoạn này là sốt cao đột ngột, hội chứng màng não và rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng (ly bì, kích thích, vật vã, u ám, mất ý thức hoàn toàn). Thời kỳ khởi phát của bệnh tương ứng với lúc vi rút vượt qua hàng rào mạch máu - não tổn thương vào tổ chức não và gây nên phù nề não.

vicare.vn-mua-he-canh-giac-voi-benh-viem-nao-nhat-ban

3. Giai đoạn toàn phát

Bước sang ngày thứ 3-4 của bệnh các triệu chứng của thời kỳ khởi phát không giảm mà lại tăng lên. Từ mê sảng kích thích, dần dần bệnh nhân đi vào hôn mê sâu dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên, vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí phế quản do vậy khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran rít, ran ngáy và cả ran nổ. Mạch ở người bệnh thường nhanh và yếu. Nổi bật trong giai đoạn toàn phát là sự xuất hiện các triệu chứng tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. Bệnh nhân cuồng sảng, ảo giác, kích động, tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp làm cho bệnh nhân nằm co quắp và có các cơn xoắn vặn. Trong trường hợp tổn thương hệ thống tháp nặng có thể thấy co giật cứng hoặc giật rung các cơ mặt và cơ chi hoặc bại, liệt cứng.

4. Giai đoạn lui bệnh và biến chứng

Thông thường bước sang tuần thứ 2 của bệnh, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ và vào khoảng từ ngày thứ 10 trở đi nhiệt độ trở về bình thường nếu như không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Cùng với nhiệt độ, mạch cũng chậm dần về bình thường, thở không rối loạn. Hội chứng não - màng não cũng dần dần mất: bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, trương lực cơ giảm dần và không còn những cơn co cứng. Bệnh nhân hết nôn và đau đầu, gáy mềm, các dấu hiệu màng não cũng trở về âm tính. Trong khi hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc và hội chứng não - màng não giảm dần thì các tổn thương thần kinh lại rõ hơn trước. Bệnh nhân có thể bại và liệt chi hoặc liệt các dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn sự phối hợp vận động... Thời kỳ này có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản - phổi do bội nhiễm; viêm bể thận, bàng quang do phải thông đái hoặc đặt sond dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm và rối loạn dinh dưỡng... Những di chứng sớm có thể gặp là: Bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, co cứng mất não...

vicare.vn-mua-he-canh-giac-voi-benh-viem-nao-nhat-ban

Cách phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản

-Chủ động đưa con em đi tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản, bởi vì vắc xin chính là biện phấp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất.

-Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; muỗi là con vật trung gian truyền bệnh nên để phòng bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

-Người dân phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, phun thuốc diệt muỗi và diệt bọ gậy. Cho trẻ mặc quần áo và ngủ màn. Có thể sử dụng loại thuốc bôi da có tác dụng chống muỗi đốt hiệu quả và an toàn cho trẻ.

-Khi cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay các có sở y tế gần nhất để được Bác sĩ thăm khám và hướng dẫn.