Mùa hè ăn cua đồng rất mát và giàu canxi nhưng ai không nên ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn quen thuộc của rất nhiều gia đình, đây cũng là loại thực phẩm rất giàu canxi và khá mát nên thường được ăn phổ biến vào mùa hè. Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thường xuyên, thậm chí có những người phải kiêng hoàn toàn các món ăn chế biến từ cua đồng. Vậy ai không nên ăn cua đồng?
Mùa hè ăn cua đồng rất mát và giàu canxi nhưng ai không nên ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn quen thuộc của rất nhiều gia đình, đây cũng là loại thực phẩm rất giàu canxi và khá mát nên thường được ăn phổ biến vào mùa hè. Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thường xuyên, thậm chí có những người phải kiêng hoàn toàn các món ăn chế biến từ cua đồng. Vậy ai không nên ăn cua đồng?
Dinh dưỡng có trong cua đồng
Cua đồng được xem là món ăn giúp giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn ngon và dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Trong cua đồng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như protid, lipid, melatonin, Ca, Fe, và các vitamin B1, B2, PP, B6...cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Thành phần calci phosphat trong cua đồng cũng rất tốt cho người bị loãng xương hay cho trẻ còi xương.
Theo đông y thì cua đồng còn được coi là vị thuốc với tên gọi là điền giải. Cua đồng có tính hàn, mùi tanh, vị mặn có tác dụng bổ xương khớp, bổ gân cốt và tán huyết. Nên theo đông y được dùng chữa ứ huyết khi bị chấn thương để lại vết bầm.
Những ai không nên ăn cua đồng?
Ai không nên ăn cua đồng là thắc mắc của không ít người, khi món ăn này khá phổ biến trong bữa ăn gia đình. Cho dù cua đồng là món ăn bổ dưỡng, nhưng những trường hợp dưới đây không nên ăn các món ăn chế biến từ cua đồng.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai đặc biệt thai nhi những tháng đầu thường yếu ớt nên tuyệt đối không ăn cua đồng. Do cua đồng có tính hàn, tán huyết dễ gây ra tình trạng đau bụng, sảy thai hoặc sinh non.
Người bị tiêu chảy, cảm lạnh
Cua có tính hàn vốn đã dễ gây tiêu chảy, vậy nên với người tỳ vị hư như đang bị cảm lạnh hay tiêu chảy thì không nên ăn cua đồng sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Bình thường khi ăn cua có thể kết hợp thêm lá tía tô hoặc gừng để giảm bớt tính hàn tránh trường hợp đau bụng hay tiêu chảy.
Người bị gout
Trong cua đồng có hàm lượng đạm khá cao nếu ăn thường xuyên có thể khiến người bệnh gout chuyển biến xấu hơn. Hơn nữa tính hàn trong cua đồng khiến những chỗ sưng dễ nhiễm lạnh gây sưng tấy và đau nhức hơn. Trong cua đồng cũng chứa nhiều purines và sodium không tốt cho người bị gout.
Người mới ốm dậy
Người mới ốm dậy có hệ tiêu hóa chưa ổn định nên thường yếu dễ đau bụng và nhiễm lạnh hơn bình thường. Cua đồng lại có tính hàn nên tốt nhất nên hạn chế ăn các món ăn từ cua đồng, chỉ nên ăn khi chắc chắn cơ thể đã khỏe trở lại.
Người bị dị ứng
Những người bị dị ứng với cua đồng thì tuyệt đối không nên sử dụng loại thực phẩm này. Biểu hiện sau khi ăn xuất hiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người. Tùy tình trạng dị ứng nặng nhẹ mà điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp nhẹ có thể sử dụng bài thuốc gồm chi tử 10g, rau má 16g, cỏ mần trầu 12g, cành châu 16g, sài hồ 12g, liên kiều 10g, tía tô 12g, hoàng bá 16g, ngân hoa 10g, kinh giới 12g, đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, cát căn 16g, bạch thược 12g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần, có tác dụng mát gan, chống dị ứng hiệu quả.
Người bị huyết áp cao
Hàm lượng chất béo trong cua đồng thực sự không tốt cho người bị cao huyết áp và bệnh tim mạch. Với những người mắc bệnh này thì không nên ăn cua đồng vì cua đồng khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ khiến cho lượng cholesterol tích tụ trong thời gian dài chính là nguyên nhân gián tiếp khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
Người bị hen
Trong cua đồng có tính hàn nên sẽ khiến cơn hen kéo dài, trở nặng hơn. Nếu ăn thường xuyên thì người bệnh hen có thể ho liên tục kèm theo khó thở. Tuy nhiên, người bị hen thỉnh thoảng cũng vẫn có thể ăn cua đồng chưa cần thiết phải kiêng khem tuyệt đối
Một vài lưu ý khi ăn cua đồng
Các món ăn chế biến từ cua đồng tuy không cầu kỳ nhưng vị thanh mát, kích thích vị giác giúp dễ tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn không nằm trong danh sách những ai không nên ăn cua đồng, thì các món ăn chế biến từ cua đồng mang lại khá nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhưng nên lưu ý một số vấn đề sau.
- Nên lựa chọn cua đồng còn tươi sống vì cua chết sẽ tiết ra chất histidine có thể gây ra tình trạng ngộ độc biểu hiện nôn mửa, đau bụng.
- Nên ngâm cua trong nước muối để loại bỏ sán, vắt nếu có
- Cua đã nấu chín thì không để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn
- Trong thịt cua có thể chứa sán, ký sinh trùng do vậy nên ăn chín không ăn gỏi hay ăn tái dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá phổi.
Bài viết đã chỉ ra những ai không nên ăn cua đồng và nguyên nhân tại sao. Tuy cua đồng là loại thực phẩm bổ dưỡng, sẵn có ở các vùng ruộng đồng sông nước, nên vào mùa hè đôi khi còn là món ăn có trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình. Do vậy, với những trường hợp trên cần biết để tránh không nên ăn cua đồng, để tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Điều trị gút bằng cua đồng và rượu gạo như thế nào cho đúng cách?
- Cua đồng chữa xương khớp hiệu nghiệm hơn cả thuốc
- Tại sao ăn canh cua với rau đay?