Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp X- quang bạn cần biết

Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đa phần ai cũng có ý thức trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Và trong đó việc thực hiện các xét nghiệm, siêu âm hay chụp Xquang khi đi khám tại các cơ sở y tế là điều rất cần thiết, để có thể phát hiện sớm các bệnh lý trong cơ thể và có hướng điều trị kịp thời. Hi...

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp X- quang bạn cần biết Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp X- quang bạn cần biết

Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đa phần ai cũng có ý thức trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Và trong đó việc thực hiện các xét nghiệm, siêu âm hay chụp Xquang khi đi khám tại các cơ sở y tế là điều rất cần thiết, để có thể phát hiện sớm các bệnh lý trong cơ thể và có hướng điều trị kịp thời. Hiện nay có khá nhiều người đã tích cực và chủ động tìm đến các phòng mạch, hoặc các cơ sở y tế để tổng kiểm tra cơ thể bằng nhiều loại xét nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp làm xét nghiệm nhưng kết quả lại không chính xác. Do chưa hiểu biết những việc nên làm và không nên làm trước khi thực hiện các xét nghiệm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mà bạn nhận được. Vì vậy để kết quả xét nghiệm được chính xác, hãy cùng Vicare lưu ý ngay những điều dưới đây.

1. Đối với xét nghiệm huyết học

Đây là một trong những xét nghiệm thường quy khi người bệnh đến khám ở bất cứ cơ sở khám và điều trị bệnh nào. Xét nghiệm huyết học bao gồm các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu; xét nghiệm; nhóm máu; xét nghiệm huyết học định lượng fibrinogen... Do đó, để đảm bảo kết quả xét nghiệm khách quan, chính xác nhất; khách hàng nên nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm thích hợp nhất là vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Vì các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Đối với xét nghiệm máu, không nên tham gia vào các hoạt động thể chất trong vòng 24 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp Xquang bạn cần biết

2. Xét nghiệm nước tiểu

Là một trong những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh nhân có nghi ngờ các bệnh lí liên quan đến gan mật... Lưu ý trước khi lấy mẫu nước tiểu, người bệnh cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đi tiểu một chút, sau đó lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng sạch do bệnh viện cấp và gửi đi làm xét nghiệm. Cần bảo quản cẩn thận để tránh bị vỡ.

3. Xét nghiệm phân

Phân đôi khi ít người để ý đến, tuy nhiên tính chất và đặc điểm phân nếu được đánh giá một cách toàn diện và kèm với nhu động ruột có thể cung cấp cho các bác sĩ những thông tin có giá trị khi chẩn đoán và điều trị bệnh ở dạ dày, ruột non, đại tràng và toàn bộ hệ tiêu hóa. Lấy mẫu phân để xét nghiệm, nhằm tìm hiểu dị ứng hoặc phản ứng viêm nào đang xảy ra trong cơ thể, có bị nhiễm trùng một số loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh tùng ở hệ tiêu hóa hay không; các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như kém hấp thu một số loại đường, chất béo, vi chất dinh dưỡng... Vì vậy khi lấy mẫu phân thường lấy ở những chỗ có chất nhầy, máu và lỏng.

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp Xquang bạn cần biết

4. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP Smear)

Đây là xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh lí phụ khoa khác. . Xét nghiệm chỉ dành cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, và nên làm xét nghiệm tốt nhất từ ngày thứ 5 sau khi hết kinh. Không tiến hành xét nghiệm này trong những trường hợp: Phụ nữ đang có thai hoặc chưa quan hệ tình dục; đang bị hành kinh; đang có ra máu âm đạo; có viêm nhiễm hay đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Nếu đang đặt thuốc điều trị có thể trì hoãn làm xét nghiệm này sau lần sạch kinh của tháng tới. Thời gian làm xét nghiệm tế bào tử cung tốt nhất là ngày thứ 15 kể từ ngày hành kinh đầu tiên hoặc sau khi sạch kinh từ 7 đến 10 ngày.

5. Chụp phim X- quang, CT- Scanner

Khi sử dụng phương pháp này, quý khách hàng sẽ được nhân viên hướng dẫn sử dụng trang phục bệnh viện cũng như các thao tác cần thiết trong khi thực hiện. Để kết quả chụp chính xác nhất, khách hàng chú ý làm theo đúng chỉ dẫn của chuyên viên trong phòng chụp, không mang theo, đeo các đồ trang sức, vật dụng kim loại trong khi chụp. Nên thông báo cho nhân viên y tế nếu có sử dụng các loại dụng cụ cấy ghép điện tử (máy tạo nhịp tim, máy cấy trợ thính... ). Không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp Xquang bạn cần biết

6. Siêu âm ổ bụng, siêu âm bàng quang và các cơ quan vùng tiu khung (t cung, phn ph, tuyến tin lit...)

Nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi làm siêu âm. Uống nước nhiều nước và nhịn tiểu căng để hình ảnh siêu âm được rõ nét nhất.

7. Đối với nội soi dạ dày tá tràng

Đối với dịch vụ nội soi, để có kết quả nội soi chính xác nhất, nên nhịn ăn và hạn chế uống nước ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi.

8. Không nên dùng thuốc

Trước khi đi làm xét nghiệm thì không được sử dụng thuốc, vì thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì, thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?