Một số loại thuốc làm tăng men gan bạn cần biết

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh. Thế nhưng, với một số loại thuốc, bên cạnh tính năng điều trị bệnh còn có tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến gan và sức khỏe con người. Liệu loại thuốc mà bạn đang sử dụng có tác động tiêu cực làm tăng men gan? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Men gan là gì? Men gan là một loại enzym được gan sản x...

Một số loại thuốc làm tăng men gan bạn cần biết Một số loại thuốc làm tăng men gan bạn cần biết

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh. Thế nhưng, với một số loại thuốc, bên cạnh tính năng điều trị bệnh còn có tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến gan và sức khỏe con người. Liệu loại thuốc mà bạn đang sử dụng có tác động tiêu cực làm tăng men gan? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-2

Men gan là gì?

Men gan là một loại enzym được gan sản xuất bởi các tế bào gan. Vào thời điểm một tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, hàm lượng men gan nhất định sẽ được giải phóng vào máu với nồng độ dưới 40U/l. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng gia tăng chỉ số này thì đồng nghĩa với việc sức khỏe lá gan của bạn đang bị đe dọa.

Thông thường, có bốn loại men gan bao gồm:

-Aspart transaminase (AST) hay còn gọi là SGOT

-Alanin transaminase (ALT)

-Phosphatase kiềm

-Gama glutamyl transpeptidase (GGT)

Dựa trên những nghiên cứu về lượng men gan giải phóng vào máu, một số chỉ số xét nghiệm men gan bình thường đã được đưa ra như sau:

-Nồng độ AST: 20 – 40 UI/L

-Nồng độ ALT: 20 – 40 UI/L

-Nồng độ GGT: 20 – 40UI/L

-Nồng độ Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-5

Những loại thuốc đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe lá gan của bạn?

Men gan tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như hút thuốc lá, uống rượu bia, viêm gan...Trong số đó, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới gan. Đa phần những thuốc uống, thuốc tiêm, thậm chí thuốc ngậm hay thuốc bôi ngoài da đều có thể tác động tới gan ở từng mức độ khác nhau. Nhiều thuốc có thể gây nên viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Do thuốc vào máu rồi qua gan trước khi đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu. Đặc biệt, những người đang mắc bệnh gan có nguy cơ ngộ độc gan do thuốc cao hơn.

-Acetaminophen (hay còn gọi là Paracetamol): Một loại thuốc thông dụng để giảm đau, hạ sốt mà chúng ta hay sử dụng khi bị ốm. Tùy theo liều lượng sử dụng, thuốc này có thể gây độc cho gan. Theo đó, viêm gan cấp xảy ra khi người lớn uống với liều lượng > 4g/ 1 ngày, liều lượng > 100mg/ 1 kg cân nặng đối với trẻ em và kéo dài trong một thời gian. Đối với những người đang bị bệnh gan thì không nên sử dụng quá 2g/ 1 ngày.

-Thuốc chống viêm, giảm đau không có steroid như aspirin,diclofenac...thường được chỉ định giảm đau trong các trường hợp viêm khớp, thoái hoá khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều cao và liên tục trong thời gian dài sẽ làm hủy hoại tế bào gan.

-Một số thuốc kháng lao, bao gồm: rifamycin, isoniazid, pyrazinamide. Chỉ sau vài tuần điều trị lao với isoniazid, men gan tăng khoảng10-20%.

-Sử dụng glucocorticoid với liều lượng cao có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Trường hợp này rất hay xảy ra ở trẻ em. Nguyên nhân là do glucocorticoid làm tăng quá trình giải phóng acid béo từ các mô mỡ. Cơ thể sẽ phục hồi khi ngưng sử dụng glucocorticoid.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-3

Làm thế nào để sử dụng thuốc không hại đến gan của bạn?

Như vậy, trước những tác động làm tăng men gan của thuốc, chúng ta làm thế nào để gan không bị ảnh hưởng xấu? Đầu tiên, đối với bệnh nhân mắc gan, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống. Đối với bệnh nhân mắc đau nhức xương khớp, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ. Đặc biệt, khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn bạn không nên tự động mua kháng sinh về uống, bởi lẽ, nếu uống với liều lượng bừa bãi kháng sinh có thể dẫn tới tổn thương gan và xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Tốt nhất, khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, bạn nên đến khám tại những cơ sở y tế hoặc bác sĩ uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị đúng cách. Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa – gan mật mà bạn đọc có thể tham khảo:

Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Long

Giáo sư Tạ Long là bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa với hơn 50 năm sống và làm việc trong ngành Quân y. Sau nhiều năm công tác và nghiên cứu khoa học, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học nước nhà với hơn 150 bài báo đăng tải trên tạp chí chuyên ngành y học, tác giả của 18 cuốn sách và giáo trình. Điển hình là công trình nghiên cứu thành công thuốc Almaca – một loại thuốc chống viêm loét được bào chế từ các nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, ông và một số bác sĩ khác đã phối hợp với một công ty dược phẩm của Ấn Độ nghiên cứu phương hướng điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách diệt vi khuẩn Helicobacter pylori . Công trình nghiên cứu này đã được xuất bản thành sách với tên gọi Bệnh lý dạ dày – tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori, cuốn sách này đã được ứng dụng trong lâm sàng.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-6

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Long

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Long là bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa Tiêu hóa, hệ tiết niệu. Ông nguyên là Phó khoa cấp cứu tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức và là Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2004 đến nay. Phó Giáo Sư Nguyễn Thanh Long có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng được công bố rộng rãi tại nhiều tạp chí nổi tiếng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ông cũng tham gia công tác giảng dạy và nhiều hội thảo nước ngoài về điều trị các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là trĩ.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-7

Bác sĩ Phạm Thái Sơn

Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành Nội khoa tại Đại học Y Hà Nội năm 2001, bác sĩ Phạm Thái Sơn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Bên cạnh lĩnh vực Nội khoa, ông còn chuyên gia đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa. Hiện tại, ông là Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và cố vấn chuyên môn của hệ thống phòng khám Vietlife.

vicare-mot-so-loai-thuoc-lam-tang-men-gan-ban-can-biet-body-8

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây cùng một số gợi ý về bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, bạn đọc có thể bổ sung thêm kiến thức vào sổ tay chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy truy cập HoiBenh và trò chuyện với chúng tôi qua cửa sổ chat trực tuyến hoặc cửa sổ Hỏi bác sĩ, mọi câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng nhất.