Một số bệnh nấm da ở mông thường gặp?

Bệnh nấm da ở mông rất dễ gặp ở mọi độ tuổi, không phân biệt nam nữ vì vùng khí hậu nhiệt đới của nước ta rất thích hợp cho nấm da phát triển. Vậy làm thế nào để loại bỏ căn bệnh này? Hôm nay hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh nấm da ở mông

Một số bệnh nấm da ở mông thường gặp? Một số bệnh nấm da ở mông thường gặp?

Bệnh nấm da ở mông thường gặp

Bệnh hắc lào

Tác nhân gây hắc lào là vi nấm nông thuộc nhóm Dermatophytes, thường gặp ở những người ra mồ hôi nhiều, bơi lội, làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc vệ sinh kém. Bệnh có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn gây bệnh.

Vị trí xuất hiện hắc lào thường ở các nếp kẽ lớn, kẽ mông, nếp bẹn 2 bên, nách, thắt lưng, nếp vú phụ nữ, bàn tay chân, thân mình, đôi khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt.

Khị bị bệnh nấm da ở mông dưới dạng hắc lào thì trên da xuất hiện đám da đỏ hình tròn giống hình đồng xu với đường kính 1 – 2 cm rồi dần dần lan to ra và liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hoặc to hơn với hình đa cung. Đám da ở vùng tổn thương có màu đỏ và tạo ranh giới rõ với vùng da xung quanh, có bờ viền bờ gồ cao trên mặt da, trên phía bờ tổn thương có một số mụn nước nhỏ, ở giữa đám tổn thương có xu hướng lành và hơi tróc vảy. Người bệnh vô cùng ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm, nhất là khi tiết nhiều mồ hôi hoặc khi nóng nực.

Hắc lào vốn lành tính nhưng khi không điều trị kịp thời và triệt để thì rất dễ trở thành nấm da mãn tính và thường xuyên tái phát.

vicare.vn-mot-so-benh-nam-da-o-mong-thuong-gap-body-1

Điều trị bệnh hắc lào

Đối với bệnh hắc lào, việc điều trị rất quan trọng bởi càng để lâu bệnh càng dễ lây lan sang các vùng khác trên cơ thế và lây cho những người xung quanh. Không những thế khi dùng sai thuốc còn có thể gây ra tình trạng phỏng, ngứa dữ dội, chảy nước nhiều,... một số trường hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng khiến việc đi lại trở nên khó khăn.

Với bệnh nấm da ở mông dạng hắc lào có rất nhiều phương pháp chữa trị: tây y, đông y hoặc dân gian. Các thuốc tây y có thể dùng tại chỗ hay uống được dùng nhiều bởi tác dụng nhanh và tiện lợi. Các thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Miconazole, Econazole, Clotrimazole... dùng bôi 2 lần trong ngày. Nếu dùng ketoconazole thì chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Ưu điểm của các loại thuốc này là mùi thơm, không có màu, không gây lột da hay viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ. Khi ngưng bôi hoặc dùng thuốc chống dị ứng thì hiện tượng dị ứng sẽ chấm dứt.

Với những người bị nấm da ở mông tái phát nhiều lần hay có ở nhiều vị trí sẽ sử dụng thuốc uống như Ketoconazole (Nizoral), Griseofulvin, Fluconazole, Itraconazole (Sporal)... Nếu dùng thuốc này kết hợp cùng các loại thuốc khác nên có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa bởi khả năng biến chứng nặng nề.

Bệnh lang ben

Nguyên nhân gây nên bệnh là do nấm men pityrosporum ovale và là một trong những dạng bệnh nấm da ở mông dễ thấy. Bệnh thường khởi phát với các chấm hoặc vết hình tròn với đường kính 1 – 2 mm giống như bèo tấm và ăn khớp với lỗ chân lông. Vùng da bị lang ben thường có màu trắng hoặc hồng, đôi khi có màu nâu. Những thương tổn của lang ben liên kết với nhau tạo thành các đám có hình bản đồ, hình vằn vèo tạo giới hạn rõ với vùng da không mắc bệnh, nếu cạo sẽ thấy bong ít vảy cám.

Khi mắc lang ben, người bệnh thấy hơi ngứa, nếu đi nắng hoặc ra nhiều mồ hôi thì ngứa mạnh hơn. Tại vùng da bị bệnh có dấu hiệu giảm sắc tố gây nên hiện tượng vết trắng hơn da bình thường hoặc tăng sắc tố gây nên tình trạng da có vết sậm hơn vùng da bình thường. Kích thước vùng da mắc lang ben có thể từ nhỏ li ti đến vài centimet với hình bầu dục hoặc hình tròn.

vicare.vn-mot-so-benh-nam-da-o-mong-thuong-gap-body-2

Điều trị bệnh lang ben

Nếu tổn thương ít và nhẹ có thể dùng thuốc bôi tại chỗ bằng phương pháp dân gian hoặc thuốc dạng bào chế dạng nuớc, dạng dầu gội, dạng kem,... Thuốc uống điều trị toàn thân dùng khi tổn thương đã lan rộng và cần có chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp có thể dùng kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống.

Thuốc bôi tại chỗ có thể kể đến dung dịch ASA, BSI, các sản phẩm kem/gel/mỡ có chứa thuốc kháng nấm như clotrimazol, bifonazol, miconazol, ketoconazol,... Một số trường hợp cần kết hợp nhiều loại thuốc mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Khi bị đau rát khó chịu có thể thoa thêm kem Nizoral trong 3 tuần để giảm tình trạng này.

Thuốc uống toàn thân chữa thường dùng có thể kể đến các loại thuốc kháng nấm như nhóm imidazol, nhóm allylamin hay kháng sinh chống nấm Griseofulvin. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và nên uống sau ăn để đạt hiệu quả tốt.

Bệnh nấm da bẹn

Đây là một trong những bệnh nấm da ở mông do lây lan từ bẹn sang mông do vùng bẹn bị nhiễm vi nấm sợi tơ Dermatophytes gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác rất khó chịu và ngứa ngáy. Tại vùng da bị nấm có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ranh giới rõ rệt và có bờ viền, phía trên bờ viền có những mụn nước nhỏ đồng thời có xu hướng lành ở giữa. Khi bị nhiễm khuẩn thì xuất hiện mụn nước ở khắp bề mặt vùng da bị tổn thương và không còn bờ viên như trước.

Biện pháp điều trị bệnh nấm da ở mông

Do có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng bệnh nấm da ở mông nên khi có những dấu hiệu bệnh nêu trên tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả.

vicare.vn-mot-so-benh-nam-da-o-mong-thuong-gap-body-3

Điều trị bệnh nấm da bẹn

Với bệnh nấm da ở mông dưới dạng nấm bẹn thì phương pháp điều trị hiệu quả là dùng thuốc uống và thuốc bôi kết hợp để điều trị tận căn nguyên và tiêu diệt triệu chứng. Việc làm này tấn công mầm bệnh một cách toàn diện khiến bệnh không có cơ hội tái phát, tiêu diệt mầm bệnh tận gốc.

Xem thêm:

  • Tắt lửa tình dục do 'cậu nhỏ' nhiễm nấm
  • Không lo viêm nhiễm vùng kín với chỉ một nhánh tỏi?