Mỗi tuần, thai nhi vận động thế nào là bình thường?
Bạn đã cảm thấy em bé đạp chưa? Hay bạn chỉ cảm thấy những chuyển động nhẹ? Chuyển động của thai nhi bên trong bụng mẹ hoàn toàn khác nhau theo từng giai đoạn. Trong một tuần các bé đã vận động thế nào, hãy cùng HoiBenh khám phá.
Mỗi tuần, thai nhi vận động thế nào là bình thường?
Điều thú vị là mỗi đứa trẻ vận động khác nhau. Trong khi một số trẻ có vẻ như đầy năng lượng, những đứa trẻ khác lại thích vận động nhẹ nhàng. Các bé bơi lội và nhào lộn trong nước ối khiến bạn không cảm thấy các cử động. Khi bào thai bắt đầu phát triển, bạn có thể cảm thấy những cú đá cho đến khi sinh.
Đôi khi bạn cũng cảm thấy rằng em bé thật im lặng. Nhưng bạn không thể coi đây là một tiêu chí để so sánh con bạn đang tiến triển như thế nào so với những đứa bé khác có vẻ như là siêu năng động.
Tuy nhiên, các bé sẽ vận động nhiều lên cho đến khi 32 tuần, rồi sau đó giữ nguyên nhịp độ. Các mẹ có thể dự đoán được những cử động của thai nhi sau từng tuần như sau:
8 - 12 tuần
Vào khoảng tuần thứ tám, em bé sẽ thường xuyên di chuyển, mặc dù bạn không thể cảm thấy bất cứ điều gì. Các dấu hiệu từ não gợi ra thông điệp đến cơ để chúng hoạt động và giúp bé phát triển. Nước ối bao quanh em bé bảo vệ khỏi bất kỳ các áp lực và khuyến khích em bé di chuyển mà không bị thương tích.
13 - 15 tuần
Những chuyển động nhẹ xung quanh thời gian này có thể xảy ra, nhưng khá hiếm hoi.
16 - 24 tuần
Bé vẫn chuyển động nhưng rất nhẹ khiến nhiều bà bầu lầm tưởng chỉ là do ruột đang hoạt động mạnh. Nếu cảm nhận được một chút chuyển động, mà vài ngày sau đó không thấy nữa thì bạn cũng không nên lo lắng.
24 - 28 tuần
Đây là thời gian thai nhi bắt đầu chuyển động nhanh và mạnh dần. Các cú đạp sẽ trở nên thường xuyên hơn vào tuần thứ 28 khi sẽ có khoảng mười cú đá mỗi ngày. Em bé của bạn có thể tràn trề năng lượng vào những lúc bạn muốn ngủ. Bé có thể di chuyển rất nhiều trong đêm khi bạn đang ngủ.
Đôi khi, thai nhi có thể đạp liên tục trong khoảng ba mươi phút. Đây là một hiện tượng bình thường, và bạn không nên lo lắng. Bạn thậm chí có thể nhận thấy rằng em bé của bạn có thể sẽ rất tích cực vào một ngày và ngày hôm sau sẽ im ắng hơn.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé nhạy cảm với âm thanh. Vì vậy, nếu nghe thấy một tiếng động lớn, bé có thể phản ứng lại.
32 tuần
Giai đoạn hoạt động tích cực nhất của thai nhi khi có thể nhào lộn nhiều vòng trong bụng. Trong giai đoạn này, bạn nên đếp gặp bác sĩ nếu tháy bé yên tĩnh hoặc chuyển động ít đi.
36 tuần
Đến tuần thứ 36, thai nhi sẽ bắt đầu quay ngược đầu xuống để chuẩn bị chào đời. Bạn sẽ cảm thấy đôi tay và chân của bé ngọ nguậy ít hơn.
36 đến 40 tuần
Tần suất di chuyển xuống hoặc những cú đá sẽ yếu đi vào cuối thời kỳ mang thai. Điều này là do em bé đã phát triển khá nhiều và ít có không gian để di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy bất kì chuyển động nào thì nên thông báo ngay cho bác sĩ.
Thời gian thai nhi ngủ trong bụng mẹ
Thai nhi sẽ thường xuyên có các giấc ngủ ngắn khoảng từ 20 đến 40 phút. Một giấc ngủ dài cũng chỉ tầm 90 phút.
Các chuyên gia tin rằng nếu bé ngủ nhiều trong đêm thì sẽ hoạt động nhiều hơn vào ban ngày sau khi được sinh ra. Những đứa trẻ ngủ ít hơn vào ban đêm khi còn trong bụng mẹ sẽ ngủ ngày nhiều hơn sau khi ra đời.
Những việc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bé
Caffeine, đường, nước đá hoặc nước đá, đồ uống có ga, đồ uống nóng và lạnh sẽ làm cho bé di chuyển nhiều hơn. Em bé của bạn có thể ngay lập tức cảm thấy sự thay đổi nhiệt độ khi bạn uống nước đá lạnh. Thuốc an thần, rượu, thuốc lá, thuốc giảm đau có thể làm cho bé di chuyển ít hơn. Ăn ít hơn cũng sẽ làm cho bé bớt hoạt động hơn. Em bé của bạn cũng có thể di chuyển ít hơn nếu bạn không vui vẻ. Vì vậy, vui vẻ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng.
Vị trí của nhau thai cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển động của em bé. Nếu nhau thai ở phía trước, bạn không thể cảm thấy em bé di chuyển nhiều.
Theo Eva
Xem thêm:
- Hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
- Khám phá những "trò vui nhộn" của thai nhi khi trong bụng mẹ