Mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không?
U nang buồng trứng là căn bệnh mà bất kỳ chị em nào đều có thể gặp phải. Đây cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được kịp thời cứu chữa. Vậy khi mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không? Cùng giải đáp câu hỏi và tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, cách phòng ngừa của bệnh ở bài viết dưới đây.
Mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không?
U nang buồng trứng là căn bệnh mà bất kỳ chị em nào đều có thể gặp phải. Đây cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được kịp thời cứu chữa. Vậy khi mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không? Cùng giải đáp câu hỏi và tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, cách phòng ngừa của bệnh ở bài viết dưới đây.
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.
2. Những triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường có nhiều loại khác nhau và 90% là các khối u lành tính, ít gây ra ung thư, 10 % phát triển thành ác tính. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh bị u buồng trứng có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Các khối u này tiến triển âm thầm với triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không gây ra triệu chứng bất thường, đôi khi vô hại và tự biến mất.
Dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh về tiêu hóa khiến các chị em chủ quan. Khi có cảm giác đầy hơi liên tục hằng ngày nôn và buồn nôn, thì nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng, do các khối u ác tính không vỡ sẽ biến chứng thành ung thư gây hoại tử và nhiễm trùng, những trường hợp u ác tính thường hay bị sụt cân, sau đây là một số triệu chứng thường gặp.
- Đau tức bụng dưới: Khối u có kích thước lớn có thể gây khó chịu tức thời cho người bệnh, đôi lúc cảm giác chướng bụng, bụng to dần, sờ thấy khối u. Đây là triệu chứng phổ biến nhất thường xuyên gặp phải, do các khối u chèn ép lên các cơ quan hoặc các dây thần kinh chạy dọc sau xương chậu.
- Đi tiểu liên tục: Hiện tượng rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng, do sự chèn ép lên bàng quang của khối u từ đó làm bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, nhưng khi tiểu lại có cảm giác đau buốt, bứt rứt.
- Đau khi quan hệ tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục và cảm thấy đau ở một bên so với bên kia, thì bạn cần nghĩ đến u nang buồng trứng. Một số u nang khi phát triển với kích thước lớn, có thể nằm ngay ở cổ tử cung gây cản trở. Do đó, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn khi quan hệ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có liên quan đến buồng trứng.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân: Mặc dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh, tuy nhiên nếu bạn tăng cân bất thường đi kèm với 1 số triệu chứng kể trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm.
3. Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng ở chị em phụ nữ
Các báo cáo nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng là do một số vấn đề liên quan đến hooc môn, hoặc một số bệnh lý như:
- Do nang trứng phát triển không đầy đủ
Nang trứng phát triển không đầy đủ, không hoàn thiện dẫn đến không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, từ đó không thể hấp thu đầy đủ các chất lỏng trong buồng trứng.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng. Các u nang thường không có triệu chứng và biến mất một cách tự nhiên sau một vài tuần. Hiếm khi nang xuất huyết vỡ hoặc xoắn gây nên cơn đau cấp tính.
- Thể vàng phát triển quá mức
Thể vàng giữ vai trò là đơn vị chức năng của buồng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài 4-7 ngày. Nhưng trong trường hợp thể vàng hoạt động quá mức sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài, kèm theo chảy máu nặng hơn, ở một số trường hợp hiếm gặp các nang trứng còn bị vỡ gây đau cấp tính ở bụng.
- Do mạch máu của nang trứng bị vỡ
Hiện tượng này thường diễn ra bất ngờ và không có triệu chứng. Nang trứng bị vỡ sẽ gây nên những cơn đau cấp tính ở bụng và thường dẫn đến xuất huyết u nang.
- Dư thừa chorionic gonadotropin (HCG)
Rối loạn HCG để kích thích rụng trứng.
Các khối u xuất hiện trong thời kỳ thai nghén.
Dư thừa chorionic gonadotropin sẽ dẫn đến u nang lutein, khối u nang này thường sẽ biến mất một cách tự nhiên, sau khi các khối u trong kỳ mang thai bị loại bỏ hoặc khi ngưng điều trị HCG.
- Do sự kích thích buồng trứng của các hormone luteinizing (LH)
Nếu định lượng hormone luteinizing trong buồng trứng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết ở buồng trứng dẫn đến buồng trứng đa nang với các biểu hiện thường gặp như:
Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt không đều, không ổn định, thay đổi thất thường.
Bệnh béo phì gia tăng.
Nam tính hóa: mặt và tay chân mọc nhiều lông.
Vô sinh do không có sự rụng trứng.
4. Bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và đa số là các khối u lành tính ít gây ung thư. Tuy nhiên tỷ lệ u buồng trứng và ung thư buồng trứng không nhiều nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm, chỉ có thể phát hiện khi khám và siêu âm phụ khoa.
Đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của u nang buồng trứng cũng như các bệnh phụ khoa khác.
U nang buồng trứng được chia làm 2 loại: U nang cơ năng và u nang thực thể.
- Đối với u nang cơ năng
Bạn không cần điều trị vì chúng là những u xuất hiện do rối loạn nội tiết và có thể xuất hiện nhiều lần trong đời. Những u này không gây biến chứng nguy hiểm, thường có kích thước nhỏ và có thể tự tiêu biến sau vài chu kỳ kinh. Vì vậy nếu gặp u cơ năng bạn không cần phải mổ mà thay vào đó là hãy theo dõi tiến triển của u. U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm.
- Đối với u nang thực thể
Với u nang buồng trứng thực thể thường tiến triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.
U nang thực thể ít gặp hơn nhưng lại có khả năng phát triển với kích thước lớn, nên cần điều trị u nang sớm để không ảnh hưởng tới các nang trứng khác hoặc nguy cơ gây xoắn vỡ buồng trứng. Bên cạnh đó những dạng u thực thể như u nang nhầy, u nang nước đều có thể bị ung thư hóa.
Khi những u thực thể phát triển với đường kính trên 6cm thì cần mổ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và biến chứng ung thư. Đây là những trường hợp bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để lấy phần xác u ra và làm sạch khoang bụng, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy hiểm.
U nang buồng trứng dạng thực thể ít gặp nhưng nguy hiểm, sau khi được mổ để loại bỏ thì trường hợp tái phát cũng hiếm gặp. Tuy nhiên, khả năng này vẫn có thể xảy ra.
5. Cách điều trị u nang buồng trứng
Đối với u nang buồng trứng cơ năng: Không cần điều trị chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, thì u nang cơ năng sẽ tự mất đi.
Đối với u nang buồng trứng thực thể : Cần phẫu thuật loại bỏ khối u càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến biến chứng và ung thư hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản gồm các nang:
- Nang nước: Nếu ở người lớn tuổi nên cắt cả 2 buồng trứng.
- Nang nhầy: Cần cắt bỏ cả 2 buồng trứng càng sớm càng tốt để tránh nhầy tái phát.
- Nang bì: Cắt bỏ u cố gắng bảo tồn nhu mô lành.
- Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ tư, nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kỳ ở độ tuổi thai nào.
Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ, cần bóc tách khối u và bảo tồn tối đa phần bình thường còn lành và vòi trứng. Cần lưu ý đối với khối u có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân trên 40 tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng ung thư.
Nếu u nang buồng trứng phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì cần tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u và tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu và bàng quang.
6. Mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không?
U nang buồng trứng là khối nang phát triển bất thường trên hoặc trong buồng trứng của chị em, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Có một số trường hợp từng mổ u nang buồng trứng rồi nhưng vẫn bị lại. Điều này chịu ảnh hưởng hoạt động của buồng trứng hoặc là do một số vấn đề liên quan đến hooc môn rối loạn nội tiết gây ra.
Mặc dù mổ u nang buồng trứng là phương pháp mang lại hiệu quả cao, gần như đạt mức tối ưu nhất nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị u nang thêm lần nào nữa. Do đó, việc duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều chị em cần làm, để phòng hoặc trị bệnh một cách kịp thời hiệu quả nhất.
Để biết chắc chắn mình đã mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không, chị em cần tới các cơ sở y tế thăm khám phụ khoa định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh .
7. Cách phòng tránh u nang buồng trứng không tái phát sau phẫu thuật
Để giảm nguy cơ u nang buồng trứng tái phát, chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý hãy sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hidrocacbon, cellulose...
Đồng thời uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Tăng cường chức năng giải độc của gan
Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
Làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng.
Tăng cường thể lực bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
8. Cách chữa u nang buồng trứng bằng thuốc nam
Ngoài sử dụng thuốc Đông, Tây Y thì dưới đây là các loại thảo dược được y học cổ truyền dùng để điều trị u nang buồng trứng như:
- Cam thảo
Được biết tới là loại thảo dược có công dụng duy trì nội tiết tố cũng như hỗ trợ khắc phục chức năng của tuyến thượng thận.
Thành phần của cây cam thảo có chứa Rất nhiều phytoestrogen, đây là 1 loại chất tương đối giống với cả hormone estrogen ở các mẹ, nên có khả năng bảo vệ một số thứ liên kết với cả estrogen khỏi tác động của 1 số chất độc hại bởi u nang buồng trứng gây ra.
- Cỏ 3 lá đỏ
Là 1 loại cây có chứa nhiều vitamin C đồng thời các khoáng chất cần có cho cơ thể như kali, magie và calci nên cỏ 3 lá đỏ có khả năng giúp cải thiện được đáng kể khả năng sinh sản ở các mẹ.
Đây cũng là loại thảo dược thường được chị em dùng để trị rối loạn kinh nguyệt, nó còn có tác dụng giúp duy trì chu kì kinh nguyệt và chữa u nang buồng trứng.
- Bồ công anh
Đây là một bài thuốc không thể không nhắc tới trong việc chữa trị u nang buồng trứng, do bồ công anh là một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ, khiến cho giảm được việc sản xuất hormone dư thừa là nguyên nhân chính gây ra u nang buồng trứng.
Thêm vào đó, bồ công anh còn hỗ trợ làm chậm sự phát triển của 1 số khối u nang và làm viêm bởi u nang buồng trứng, đồng thời làm giảm cơn đau tại khu vực xương chậu cho người bệnh.
- Trinh nữ hoàng cung
Từ thời xa xưa, đây là loại cây thường hay được dùng trong các cung điện để điều trị các bệnh lý ở nữ giới như u nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, với nhiều nghiên cứu từ lâu đã cho biết rằng công dụng giúp giảm kích thước các khối u nang buồng trứng.
- Khương hoàng(nghệ vàng)
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số chất trong khương hoàng rất hiệu quả đặc biệt là chất curcumin, chất này còn tác dụng giúp chống oxy hóa, phòng viêm, đồng thời tiêu diệt các tế bào khối u bao gồm cả u nang buồng trứng.
Những vị thuốc này chỉ sử dụng đối với những trường hợp bệnh mới phát hiện, khối u nang lành tính và có kích thước dưới 6cm. Còn đối với trường hợp khi khối u có kích thước to thì cần phải áp dụng biện pháp hiện đại hơn là giải phẫu.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề mổ u nang buồng trứng rồi có bị lại không? Mong rằng với những thông tin này, chị em đã hiểu rõ hơn về u nang buồng trứng và biết cách phòng tránh tái diễn u nang sau phẫu thuật.
Xem thêm:
- Kinh nguyệt ra nhiều chất nhầy nguy hiểm không?
- U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không?
- Đau bụng bên trái ngang rốn ở nữ là biểu hiện của bệnh gì?