Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
Người bị mỡ máu cao thường rất quan tâm đến chế độ ăn uống, luyện tập, đặc biệt nhiều người thắc mắc mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho những bệnh nhân bị bệnh mỡ máu cao.
Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
Người bị mỡ máu cao thường rất quan tâm đến chế độ ăn uống, luyện tập, đặc biệt nhiều người thắc mắc mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho những bệnh nhân bị bệnh mỡ máu cao.
Chỉ số mỡ máu như thế nào là cao?
Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số sau, đó là: Triglyceride ,cholesterol toàn phần LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c). Nếu các chỉ số này tăng chứng tỏ máu của bạn có vấn đề.
Cholesterol là một chất béo ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và các nội tiết tố trong cơ thể. Hơn nữa, cholesterol còn giúp gan sản xuất ra acid mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Khoảng 20% cholesterol được tổng hợp từ những thực phẩm như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, trứng gà,.... Còn 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa.
Theo các bác sĩ cho biết, thông thường chỉ số cholesterol toàn phần lớn hơn 200mg/dL và chỉ số LDL lớn hơn 100mg/dL được xem là bị mỡ máu cao, nếu các chỉ số đó của bạn dưới những con số trên thì căn bệnh này vẫn chưa xảy ra với bạn. Nhưng một lần kiểm tra chưa chắc chắn là sau này bạn sẽ không mắc bệnh, các chỉ số này rất dễ thay đổi nếu bạn có một lối sống thiếu khoa học, theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên đi kiểm tra các chỉ số này định kỳ.
Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?
Việc dùng thuốc trị tăng lipid huyết (hay thuốc hạ mỡ máu) hoàn toàn tùy thuộc vào bác sĩ khám và điều trị cho bạn. Bác sĩ chỉ định làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Như nói ở trên, trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride; chỉ có một thành phần giúp bảo vệ là HDL- cholesterol.
Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm sẽ lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao (trị số xét nghiệm đo được cao hơn ngưỡng giới hạn trên) và thành phần bảo vệ thấp (trị số xét nghiệm đo được thấp hơn ngưỡng giới hạn dưới) thì việc điều trị bằng thuốc tình trạng rối loạn mỡ máu không thể chậm trễ. Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đó đã là rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố liên quan như: tuổi, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường đi kèm...
Sau khi xem xét, cân nhắc các trị số xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn để chỉ định dùng loại thuốc thích hợp nhất. Phải có sự lựa chọn vì hiện có 4 nhóm thuốc trị tăng lipid huyết chính (mỗi nhóm gồm cả chục thuốc) và nhiều thuốc mới lưu hành. Chính nhờ hiểu rõ quá trình vận chuyển và chuyển hóa lipid trong cơ thể con người, người ta đã tìm ra các thuốc có những cơ chế tác động khác nhau để hạ lipid huyết khi các thành phần lipid đó tăng cao trong máu. Đặc biệt, ngoài dùng thuốc, còn kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động rèn luyện thân thể thích hợp để đạt hiệu quả cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mỡ máu
Nếu thức ăn có nhiều cholesterol ngoại sinh từ thực phẩm, đặc biệt chất béo bão hòa (mỡ động vật) sẽ có nguy cơ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Riêng việc ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng lipid ở gan, là nguyên liệu để gan dùng tổng hợp cholesterol, dẫn đến tăng cholesterol trong máu (tăng cholesterol nội sinh).
Khi thức ăn có nhiều acid béo không bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành...) hoặc rau cải có nhiều xơ sợi sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế làm hạ lipid huyết của acid béo không bão hòa hiện còn chưa rõ, nhưng chất xơ sợi của rau cải hoặc bột lúa mạch sẽ làm acid mật không tái hấp thu từ ruột vào máu; Thiếu acid mật, gan sẽ dùng cholesterol tạo acid mật, do đó làm giảm cholesterol trong máu xuống.
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh dễ bị tăng mỡ máu vì cơ thể không còn sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen, do đó làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.
Người ít vận động dẫn đến béo phì cộng thêm hút thuốc lá, sẽ bị giảm HDL-c là cholesterol tốt. Người siêng tập thể dục, giảm cân sẽ giúp tăng HDL-c trong máu.
Khi bị tắc mật do bệnh gan hoặc bị bệnh tiểu đường không điều trị sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng.
Người bị mỡ máu cao cần phải thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để có sức khỏe ổn định và cuộc sống hạnh phúc.
Xem thêm :
- Thông tin về bệnh mỡ máu cao và những điều cần lưu ý
- Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?
- Mỡ máu bao nhiêu là cao và khi bị mỡ máu cao nên ăn gì thì tốt?