Mổ áp xe vú bao lâu thì khỏi?
sau khi bệnh nhân mổ áp xe vú thì trung bình từ 2 đến 3 tuần thì vết mổ tạo thành sẹo, và trong thời gian này sẽ bắt đầu phục hồi.
Mổ áp xe vú bao lâu thì khỏi?
Bệnh áp xe vú chính là tình trạng trong vú có nang chứa đầy chất mủ và được bao quanh bởi các mô viêm. Phụ nữ bị bệnh áp xe vú thường là do biến chứng của căn bệnh viêm vú, và tình trạng vú bị viêm và nhiễm trùng ở các mô vú. Mổ là một phương pháp điều trị căn bệnh này được nhiều người lựa chọn, vậy thì mổ áp xe vú bao lâu thì khỏi?
Tại sao phải mổ áp xe vú?
Áp xe vú là một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và cho con bé, vì trong sữa mẹ có thể gây ra tình trạng nứt núm vú. Từ đó sẽ tạo điều kiện và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong vú. Ngoài ra căn bệnh này còn có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có khuôn ngực lớn hoặc những người phụ nữ ít khi vệ sinh cá nhân. Trong một số trường hợp thì bệnh áp xe vú là dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra căn bệnh này phổ biến nhất vẫn là do vú bị nhiễm trùng vi khuẩn.
Khi bị bệnh vùng vú bị áp xe sẽ sưng nóng đỏ, rất cứng và dễ bị đau nhức, kèm theo đó là bị sốt và bị nổi hạch. Khi đã bị hóa mũ thì vùng vú sẽ có vùng bị mềm, nếu như mũ không thoát được ra bên ngoài thì nó sẽ đóng kén ở xung quanh và xơ hóa cứng lại. Vì vậy người bệnh cần phải thực hiện để mổ áp xe vú.
Mổ áp xe vú bao lâu thì khỏi?
Sau khi mổ áp xe vú thì tùy từng tình trạng bệnh khác nhau, cũng như tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Vết mổ áp xe vú thường có chiều dài khoảng 5 đến 8cm chính vì thế sau khi mổ khoảng từ 2 đến 3 tuần thì vết mổ tạo thành sẹo, và trong thời kỳ phục hồi của vết sẹo thì có thể có những hiện tượng như sưng, ngứa hoặc phồng nhẹ, màu sắc của vết mổ cũng sẽ đậm hơn so với màu da bình thường xung quanh vết mổ. Tuy nhiên trong vòng 6 tuần sau khi mổ thì vết sẹo của mổ sẽ co lại rõ ràng, và vết sẹo lúc này cũng tương tự với màu da hơn.
Trong khoảng 2 tuần sau khi mổ áp xe vú nếu có dấu hiệu đau hoặc sưng mủ thì nên tái khám để được chăm sóc và hạn chế việc nhiễm khuẩn cho vết mổ. Tuyệt đối không được gãi, tránh việc kích thích cho da vùng vết mổ. Những người thực hiện mổ áp xe vú thì thời gian để lành bệnh còn tùy thuộc vào sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng sau khi mổ. Nên có biện pháp phòng ngừa bệnh và tới khám ở những cơ sở y tế gần nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Chính vì thế phòng ngừa và tránh bệnh phát sinh thì cần vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên tắm rửa và tắm cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng. Đối với phụ nữ cho con bú sau khi thực hiện mổ áp xe vú, thì cần phải vệ sinh sạch sẽ phần ngực nhất là phần núm vú, trước và sau khi cho bé bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu như trẻ bú không hết sữa thì nên nặn hết sữa ra và không cho nó đọng lại ở bên trong.