Miếng dán tránh thai liệu có gây vô sinh?
Bên cạnh những phương pháp tránh thai phổ biến như uống thuốc, sử dụng bao cao su hay đặt vòng thì miếng dán là một trong những biện pháp tránh thai mới, được không ít chị em chọn lựa vì tính tiện dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu miếng dán tránh thai có gây vô sinh? Tác dụng phụ của nó là gì? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả sản phẩm này?
Miếng dán tránh thai liệu có gây vô sinh?
Liệu miếng dán tránh thai có gây vô sinh?
Giống như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai phóng thích liên tục 2 hormone tổng hợp là progestin và estrogen, nhằm ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, tránh cho tinh trùng gặp trứng.
Miếng dán tránh thai có thể gây ra một loạt tác dụng phụ, tuy nhiên trên thực tế, chưa có bất cứ một kết luận khoa học chính thức nào khẳng định dùng miếng dán tránh thai gây vô sinh ở phụ nữ.
Lựa chọn sử dụng miếng dán tránh thai là giải pháp an toàn hiệu quả cho phụ nữ chưa muốn có con.
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng miếng dán tránh thai sẽ khiến các tác dụng phụ xảy ra nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
Các tác dụng phụ của miếng dán tránh thai bao gồm:
Đa số các phương pháp tránh thai đều mang lại những tác dụng phụ không mong muốn, miếng dán tránh thai cũng không ngoại lệ.
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp trong hai tháng đầu khi dùng miếng dán tránh thai.
● Nổi mụn
● Ra máu hoặc đốm xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt
● Tiêu chảy
● Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng
● Cảm thấy chóng mặt, buồn nôn
● Tích nước
● Thay đổi cảm xúc
● Chuột rút
● Căng tức ngực
● Nhiễm trùng âm đạo
Bên cạnh đó việc dùng miếng tránh thai đôi khi còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đột quỵ, máu tụ ở chân, tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim ở những người có tiền sử cao huyết áp hoặc tim mạch. Tuy nhiên những trường hợp này là rất ít.
Ngoài ra khi sử dụng miếng dán tránh thai thì lượng estrogen sẽ trực tiếp được hấp thu vào máu mà không thông qua đường tiêu hóa như viên thuốc tránh thai. Vì vậy việc dùng miếng dán tránh thai sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh tụ máu cao hơn những người sử dụng tránh thai bằng thuốc.
Những trường hợp không được dùng miếng dán thai
Những trường hợp sau đây không được dùng miếng dán tránh thai:
● Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao hay tăng giảm thất thường, khó kiểm soát
● Người có vấn đề về tim mạch hay hở van tim
● Ung thư gan, ung thư vú
● Đang mang thai
● Rối loạn máu đông do di truyền
● Mắc hoặc gặp các vấn đề về gan, thận
● Có tiền sử mắc các chứng nhức đầu hoặc đau nửa đầu
● Máu đông cục hoặc viêm tĩnh mạch
● Bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai hoặc tiền sử các bệnh về mắt, thận.
● người trên 35 tuổi, có hút thuốc
● Có triệu chứng hoặc thường xuyên ra máu âm đạo bất thường
● Phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng miếng dán tránh thai vì nó gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Đặc biệt khi lượng hormone trong miếng dán tiết ra thì có thể ngấm vào sữa mẹ và dẫn đến những tác dụng không mong muốn tới em bé.
Để có thể đảm bảo an toàn và sức khỏe , bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng miếng dán tránh thai. Đồng thời đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan trước khi sử dụng.
Xem thêm:
- 10 sự thật về thuốc tránh thai khẩn cấp phụ nữ phải biết
- Sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách
- Top 3 lựa chọn tránh thai cho bạn gái