Mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra khi có sự kích thích tác động lên cơ hoành dưới ngực gây nên việc co thắt ngoài ý muốn. Nấc cụt là một hiện tượng vô hại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng nếu bé bị nấc quá lâu thì sẽ dẫn tới việc bé bị nôn trớ hoặc thở dốc. Bài viết này xin được cung cấp tới các mẹ một số mẹo nhỏ, đơn giản để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh.

Mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh Mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là âm thanh do dây thanh quản bị đóng lại gấp. Hiện tượng này gây nên từ sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành là một cơ quan giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa hơi thở. Nấc cụt có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

Trẻ sơ sinh có thể bị nấc cụt sau khi bú bình. Không khí trong bình sữa được trẻ nuốt vào cùng với sữa trong khi bú. Nếu như trẻ bị nuốt quá nhiều lượng không khí này sẽ bất ngờ kích thích cơ hoành co thắt tạo ra những tiếng nấc cụt.

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cũng có thể là nguyên nhân gây nên tiếng nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Khi nhiệt độ bất ngờ giảm mạnh, một lượng không khí lạnh tràn vào phổi làm bé bị lạnh và khiến cơ hoành bị kích thích co thắt bất ngờ.

Một nguyên nhân khác của hiện tượng nấc cụt là trào ngược dạ dày. Lượng axit trong dạ dày của trẻ đi ngược lên thực quản làm cho cơ hoành bị cơ thắt bất ngờ. Nấc cụt do bị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân phổ biến vì hệ tiêu hóa ở trẻ lúc này còn chưa phát triển hoàn thiện.

2. Các mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Cho bé uống nước hoặc bú sữa

HoiBenh.vn_meo-nho-chua-nac-cut-cho-tre-so-sinh-body-1

Khi trẻ bị nấc cụt nên cho trẻ bú mẹ là cách hiệu quả để chấm dứt tình trạng này.

Nước hay sữa chính là một giải pháp vừa an toàn lại hiểu quả, đơn giản để chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Nếu sử dụng nước, bạn nên cho bé uống từng ngụm nhỏ và đặc biệt nên chú ý tới nhiệt độ của nước, không nên để trẻ uống nước lạnh mà nên sử dụng nước ấm.

Tạo vòng tuần hoàn nín thở trong vài giây

Khi bé bị nấc cụt quá lâu không hết, bạn có thể dùng hai đầu ngón tay bịt kín lỗ mũi của trẻ lại khoảng 10 - 15 giây. Nếu trẻ chưa hết nấc bạn có thể lặp lại động tác này khoảng vài lần, chú ý nên có khoảng cách giữa các lần để đảm bảo bé vẫn đủ không khí để hô hấp.

Làm thế phân tâm

Việc làm bé phân tâm sẽ khiến bé quên đi cơn nấc cụt. Mẹ có thể dùng đồ chơi hay các hành động bất ngờ làm bé khóc, bé cười, khiến bé bất ngờ mà quên đi cơn nấc.

Xoa lưng bé nhẹ nhàng

HoiBenh.vn_meo-nho-chua-nac-cut-cho-tre-so-sinh-body-2

Xoa lưng nhẹ nhàng sẽ giúp bé hết bị nấc cụt.

Khi bé bị nấc cụt, bạn nên thực hiện các động tác xoa lưng nhẹ nhàng để giúp bé hết nấc cụt. Động tác này giúp cơ hoành cùng nhiều hệ cơ và gân khác được thư giãn, thả lỏng. Các mẹ cần thực hiện các động tác massage từ dưới lên vai theo hướng thẳng đứng.

Thay đổi tư thế bú

Việc bé bị nuốt nhiều không khí trong khi bú khiến bé bị nấc cụt. Việc thay đổi tư thế bé bú sẽ giúp hạn chế được lượng không khí trong dạ dày của bé. Các mẹ nên cho bé bú trong tư thế ngồi thẳng để bé không bị nuốt quá nhiều không khí khi bú.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh tuy không phải là một hiện tượng đáng lo ngại. Nhưng nếu nguyên nhân của tiếng nấc đến từ vấn đề tào ngược dạ dày kèm theo các triệu chứng nôn, trớ nhiều, quấy khóc thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.