Mẹo chơi đồ chơi an toàn
Đồ chơi là cả gia tài của thời thơ ấu. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, đồ chơi cũng có thể gây nguy hiểm. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé
Mẹo chơi đồ chơi an toàn
Đồ chơi là cả gia tài của thời thơ ấu. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, đồ chơi cũng có thể gây nguy hiểm.
Theo Ủy ban giám sát An toàn Sản phẩm hàngTiêu dùng Mỹ (CPSC), chấn thương liên quan đến đồ chơi chiếm 250.000 lượt cấp cứu trong năm 2013. Trong số đó, 1⁄3 trẻ em hơn 5 tuổi. Để giữ bé an toàn, khi chọn đồ chơi hãy làm theo các hướng dẫn sau
Chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi
Hầu hết các loại đồ chơi có nhãn dán "độ tuổi khuyến khích" , là hướng dẫn đầu tiên cho việc lựa chọn. Hãy xem xét độ tuổi của bé trước khi lựa chọn một món đồ chơi phù hợp.
Ví dụ, đồ chơi bắn đạn không thích hợp cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí một số trẻ 6 tuổi vẫn không đủ khả năng để điều khiển. Còn nếu bé 3 tuổi vẫn cho mọi thứ vào miệng, hãy lưu ý các mảnh đồ chơi nhỏ.
Chọn đồ chơi làm từ vật liệu an toàn
Đồ chơi cũ còn từ thời anh chị em hoặc mua hàng cũ đã bị sờn, hỏng, có thể rất nguy hiểm. Kiểm tra tất cả các đồ chơi - mới hoặc đã qua sử dụng - pin bị ăn mòn, các bộ phận bị lỏng (như chỉ, ruy băng, mắt, chuỗi hạt), và các bộ phận bằng nhựa dễ bị gãy hoặc dễ nhai.
Hãy đảm bảo đuôi thú nhồi bông được khâu cẩn thận. Kiểm tra các bộ phận khác của đồ chơi phải được gắn một cách an toàn và không có cạnh sắc nhọn hoặc bong tróc sơn.
Hãy đặc biệt cảnh giác với đồ chơi cũ
Ví dụ, mô hình đồ chơi nhà bếp cũ có điện thoại gắn với sợi điện thế có khả năng gây chết người, trong khi các mô hình đồ chơi nhà bếp mới nhất cũng có điện thoại không dây nhưng hiện hơn và an toàn hơn.
Suy nghĩ cẩn thận
Khi bé lên 3, các bộ phận đồ chơi nên to hơn miệng để tránh bị mắc nghẹn. Để xác định liệu món đồ chơi đó có nguy cơ gây nghẹt thở, hãy luồn nó qua một cuộn giấy vệ sinh. Nếu món đồ chơi ấy hoặc một bộ phận của nó lọt qua nghĩa là nó không an toàn.
- Thể chất đảm bảo. Phụ huynh thường mua xe đạp loại to, để sang năm khi bé lớn hơn không cần mua nữa. Việc này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng nếu bé không đủ khỏe để điều khiển chiếc xe đạp to hơn.
- Đừng chơi với bong bóng. Chúng được dùng để trang trí tạo không gian vui vẻ và thú vị trong những buổi tiệc, nhưng bóng bay cao su có nguy cơ gây ngạt thở. Nuốt phải quả bóng đã xì hơi (hoặc 1 mảnh bóng nổ) sẽ vít chặt đường thở của bé, gây khó thở. Điều này xảy ra khi trẻ vô tình nuốt phải trong khi thổi, khi nhai hoặc ngậm bóng, hoặc nhai mảnh bong bóng đã vỡ.
- Đừng chọn đồ chơi nặng. bé có thể bị thương nếu nó rơi vào người?
- Đừng chọn đồ chơi được buộc dây hoặc có dây kèm theo. Sợi dây sẽ dễ dàng quấn quanh cổ bé, gây nghẹt thở. Khi bé bò được bằng tay và đầu gối, cho bé vào trong cũi.
- Tránh đồ chơi có nam châm nhỏ. CPSC gọi nam châm là mối nguy hiểm ẩn giấu trong nhà. Nam châm nhỏ, mạnh thường được sử dụng trong đồ chơi, chúng dễ bị rơi ra khỏi đồ chơi và bị trẻ nuốt chửng. Nuốt hai nam châm hoặc nhiều hơn (hoặc một nam châm và một vật kim loại) có thể hút nhau qua thành ruột, xoắn và bó chặt ruột , làm thủng, tắc nghẽn, nhiễm trùng, hoặc nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hãy đặc biệt cẩn thận với nam châm hút khỏe. CPSC thống kê được hàng ngàn người bị thương, trong đó có cái chết của một bé gái 19 tháng tuổi. Quy định mới được ban hành có hiệu lực vào tháng 4 năm 2015 quy định về việc bán loại đồ chơi trẻ em có nam châm. Cơ quan này khuyến cáo nên để những đồ chơi có chứa nam châm tránh xa trẻ em dưới 14 tuổi.
Hãy coi chừng các độc tố ẩn giấu
Kể cả khi bạn thấy một món đồ chơi có vẻ an toàn, nhưng cũng phải đảm bảo nó không chứa các hóa chất độc hại. Phthalates, hoặc "chất làm dẻo", được sử dụng để làm nhựa mềm dẻo, bền hơn, và những hóa chất này được tìm thấy trong nhiều loại đồ chơi. Catmi, chì, thủy ngân và asen là những hóa chất khác sử dụng trong tất cả mọi loại đồ chơi từ búp bê đến trang sức trẻ em và thú nhồi bông.
- Để pin cúc áo (pin dạng nút) xa khỏi tầm tay trẻ em. Pin cúc áo nhỏ, tròn được tìm thấy trong thẻ nhạc, đồ chơi, trò chơi điều khiển không dây, và điều khiển từ xa - chúng gây nhiều nguy hiểm cho trẻ em. Nếu nuốt phải, pin nút có thể gây bỏng hóa chất nguy hiểm trong ít nhất là hai giờ.
- Bỏ tấm phim nhựa. Trước khi đưa cho bé một món đồ chơi mới, hãy đảm bảo không có phim nhựa trên hộp hoặc đồ chơi. (Phim nhựa trên gương hoặc các bộ phận khác của đồ chơi rất khó phát hiện.) CPSC trích dẫn trường hợp bé bị nghẹt thở do phim nhựa từ gương trên đồ chơi.
- Chọn những món đồ chơi an toàn. CPSC cho biết có nhiều trẻ em chết vì bị thùng đồ chơi rơi vào đầu, cổ. Bé cũng có thể bò vào thùng đồ chơi và bị mắc kẹt. Dùng thùng có nắp trượt, nắp đậy nhẹ để bạn dễ lấy ra, hoặc không cần nắp. Bạn cũng có thể dùng hộp đồ chơi có nắp hỗ trợ để tránh bị kẹt.
Để tìm hiểu các loại đồ chơi, kiểm tra cơ sở dữ liệu tìm kiếm sản phẩm của HealthyStuff.org. Có hàng ngàn đồ chơi theo nhãn hiệu, chủng loại, và mối nguy hóa học.
Theo Babycenter