Mẹ quai bị có thể cho con bú được không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thành dịch, do virus quai bị gây nên. Bệnh thường gây viêm, sưng đau tuyến nước bọt và có thể kèm theo các triệu chứng nặng đáng lo như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, tổn thương thần kinh, viêm tụy...

Mẹ quai bị có thể cho con bú được không? Mẹ quai bị có thể cho con bú được không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thành dịch, do virus quai bị gây nên. Bệnh thường gây viêm, sưng đau tuyến nước bọt và có thể kèm theo các triệu chứng nặng đáng lo như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, tổn thương thần kinh, viêm tụy...

Khi nào nghĩ đến quai bị?

Bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa Thu – Đông, tạo ra các dịch lẻ tẻ ở khu dân cư, trường học hay các môi trường tập thể. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng, những người mắc phải không hề đau đớn hay khó chịu. Nhưng ngay trong giai đoạn này virus từ người bệnh đã có thể phát tán và lây truyền cho mọi người xung quanh. Biểu hiện ràng của quai bị thường khởi đầu bằng dấu hiệu đau vùng tai làm cho khó há miệng, khó nói, nuốt nước bọt thấy đau... kèm theo sốt,đau mỏi cơ, nhức đầu, khó ngủ. Sau đó, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng vù một bên rồi lan sang 2 bên, thường đến lúc này người bị bệnh mới chú ý đi khám.

Do đó, vào thời điểm giao mùa Thu Đông hằng năm, khi xung quanh khu vực bạn sinh sống xuất hiện những người mắc bệnh, bạn nên nhắc người thân chú ý chủ động phòng tránh.

vicare.vn-me-quai-bi-co-the-chon-con-bu-duoc-khong-body-1

Quai bị có lây qua sữa mẹ?

Quai bị thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng cũng có những trường hợp các bà mẹ đến độ tuổi sinh đẻ hay nuôi con đầu lòng mắc quai bị do trước đây chưa được tiêm phòng hay chưa có miễn dịch, miễn dịch không đủ bảo vệ với bệnh lý này. Nhiều bà mẹ lo lắng liệu mình có vô tình lây cho con thông qua cho em bé bú sữa mẹ hay không?

Để giải đáp những thắc mắc này của các bậc phụ huynh, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội đã trả lời trên báo Sức khỏe – Đời sống rằng: “Bệnh quai bị do virus quai bị gây nên, bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do người lành hít phải những giọt nước bọt có chứa virus của người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, xì mũi hoặc nói chuyện. Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp do sử dụng chung khăn, đồ vật khác nhiễm virus quai bị, sau đó khôngvệ sinh tay mà để tay chạm vào miệng, mũi”.

Virus quai bị không truyền qua sữa mẹ. Thậm chí trong sữa còn có các kháng thể do cơ thể mẹ tiết ra để chống lại bệnh tật. Do vậy, việc cho con bú không làm lây truyền virus quai bị. Ngược lại, chính sữa mẹ cung cấp cho em bé những kháng thể có lợi để chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, người mẹ bị bệnh quai bị vẫn có thể làm lây bệnh cho qua đường hô hấp trực tiếp nếu trẻ hít phải những giọt nước bọt của mẹ có chứa virus. Vì vậy khi cho con bú mẹ và bé nên dùng khẩu trang và hạn chế thơm hay hôn bé. Tránh để nước bọt của mẹ tiếp xúc với mũi, miệng, tay của trẻ. Tốt nhất, trong giai đoạn 5 ngày từ khi có triệu chứng, mẹ nên cách ly với bé, chỉ nên tiếp xúc khi thật cần thiết vì đây là thời điểm bệnh lây truyền từ người sang người dễ dàng. Trên thực tế, các biện pháp bảo vệ cho mẹ và bé thường không đủ tốt để giúp trẻ miễn nhiễm hoàn toàn với virus. Do đó, mẹ nên cân nhắc vắt sữa và cho trẻ tạm thời bú bình trong thời gian ngắn.
vicare.vn-me-quai-bi-co-the-chon-con-bu-duoc-khong-body-2

Quai bị không lây qua sữa mẹ.

Điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị không có điều trị đặc hiệu, mà chỉ có điều trị triệu chứng như chống viêm, hạ sốt, bù dịch do mất nước gây ra bởi sốt, nâng cao thể trạng để chống đỡ với nhiễm virus. Vì vậy, chế độ ăn cho người bệnh cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thu, đủ vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Khi mắc bệnh, bạn nên ăn cháo, có thể nấu cháo với các loại thịt (thịt nạc, thịt bò, thịt gà,..), trứng gà, cá, kèm theo các loại rau, củ, quả... Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ ăn, bú đủ; bú tăng số bữa lên so với thường ngày đảm bảo cung cấp đủ nước và năng lượng.

Bạn cũng nên nhắc người nhà hạn chế tiếp xúc để tránh lây truyền giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là lây cho em bé. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng để giúp trẻ có miễn dịch với bệnh, tránh những biến chứng nặng khi không may nhiễm virus.
>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi bị quai bị ở phụ nữ mang thai