Mẹ nhất định phải biết những nguy hiểm khi trẻ hít phải ối phân su

Phân su là phân đầu đời của trẻ sơ sinh và được thải ra sau khi sinh. Việc thải phân su là hiện tượng sinh lý bình thường đối với các bé. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần phải tìm hiểu để có thể phòng tránh trường hợp trẻ hít ối phân su có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Mẹ nhất định phải biết những nguy hiểm khi trẻ hít phải ối phân su Mẹ nhất định phải biết những nguy hiểm khi trẻ hít phải ối phân su

Phân su là phân đầu đời của trẻ sơ sinh và được thải ra sau khi sinh. Việc thải phân su là hiện tượng sinh lý bình thường đối với các bé. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần phải tìm hiểu để có thể phòng tránh trường hợp trẻ hít ối phân su có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

1. Thế nào là phân su?

Sau sinh trẻ sẽ thải ra phân su - là loại phân có màu xanh đen, dính và nhầy. Phân su được hình từ tất cả những gì trẻ tiêu hóa khi còn trong tử cung của người mẹ.

Từ tuần thứ 14 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối trong tử cung của mẹ. Nước ối được coi là môi trường để bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển khi còn trong bụng mẹ. Trong nước ối thường có chứa chất nhầy, muối mật, nước, các tế bào và lông tơ của trẻ.

Khi thai nhi nuốt, nước ối sẽ đi vào phần ruột non, các chất cặn bã sẽ ở lại trong rưột già. Những chất cặn bã này tích tụ và tạo thành một chất nhầy dính gọi là phân su. Khi trẻ chào đời, phân su cũng được thải ra ngoài. Sau khi ra ngoài tử cung của mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bắt đầu hoạt động độc lập.

Sau khi sinh vài ngày, ngực mẹ sẽ tiết ra sữa non (hay còn gọi là sữa đầu đời, thường có màu vàng, đặc, chứa nhiều dinh dưỡng và lợi khuẩn). Trong sữa non chứa chất nhuận tràng tự nhiên giúp trẻ đào thải phân su một cách nhanh chóng và nhiều hơn. Thông thường, phân su sẽ thải ra ngoài sau sinh khoảng 12 giờ. Tuy nhiên, nếu trong 48 giờ sau sinh, trẻ vẫn chưa thể thải phân su, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các mẹ cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sỹ để trẻ có thể thải ra phân su sớm hơn.
vicare.vn-nhung-nguy-hiem-khi-tre-hit-phai-oi-phan-su-body-1

2. Hội chứng hít nước ối phân su (MAS)

Thông thường, việc trẻ thải phân su ngay khi còn trong bụng mẹ thường không hề gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, phân su sẽ gây nguy hiểm nếu như người mẹ bị rỉ ối có lẫn màu phân su. Nếu nước ối có màu hơi ngả xanh, thì có thể phân su vừa mới được thải ra từ cơ thể bé. Nếu nước ối có màu ngả nâu hoặc vàng, thì chứng tỏ phân su đã được thải ra một khoảng thời gian trước đó.

Do vậy, khi thấy hiện tượng này, bác sỹ cần phải lưu ý đến nước ối có khả năng sẽ đi vào phổi của bé, có thể gây hại cho mẹ và bé. Hiện tượng này được gọi là Hội chứng hít nước ối phân su.

Việc hít ối phân su trong thời gian trẻ vẫn còn năm trong bụng mẹ thì khi chuyển dạ, trẻ sẽ bị khó thở. Bởi khi hít phải ối phân su, phân su có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến bé khó thở, đồng thời giảm lượng oxy đến trẻ.

Nếu gặp trường hợp này, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và có thể dẫn đến suy hô hấp. Các kích ứng hóa học có trong phân su còn có thể gây ra viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (một chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang và giúp các phế nang giãn nở, thông khí tốt).
vicare.vn-nhung-nguy-hiem-khi-tre-hit-phai-oi-phan-su-body-2

3. Những triệu chứng nhận biết

Nếu hít phải ối phân su, trẻ sẽ có những biểu hiện như: thở nhanh, thở gấp; thở khó, rên rỉ; thở ngắt quãng; chỉ số apgar thấp (chỉ số dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh); da trẻ tím tái; hiện tượng ngực căng phồng bất thường...

4. Cách điều trị

Nếu trẻ bị hít nước ối phân su nhưng vẫn có những biểu hiện lầm sàng tốt như nhịp tim ổn định (>100 lần/phút) thì bé sẽ được theo dõi trong 24 giờ đầu, các dấu hiệu của hội chứng có thể biểu hiện sau đó.

Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện hít ối phân su như: cử động yếu, suy hô hấp, nhịp tim bất thường (<100 lần/phút), các bác sỹ sẽ tiến hành hút sạch dịch ối phân su qua nội khí quản để làm sạch phân su trong đường hô hấp và giúp thông thoáng đường thở cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục được điều trị, theo dõi và chăm sóc đặc biệt.


5. Cách phòng tránh nguy cơ bé bị hít nước ối phân su

Hội chứng trẻ hít ối phân su thường xuất hiện ở: những thai kỳ 41 tuần, sinh khó; mẹ mắc bệnh liên quan đến tim, tiểu đường, bệnh phổi, huyết áp cao; thai chậm phát triển, bị chèn ép dây rốn... Những trường hợp này cần phải được theo dõi chặt chẽ suốt quá trình mang thai và sau khi sinh.

Nếu nước ối có màu xanh sẫm, các mẹ bầu cần đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán, xử lý, phòng tránh các tai biến nguy hiểm cho trẻ khi còn trong bụng mẹ.