Mẹ làm gì khi bé bị cước tay chân?

Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị cước tay chân khiến các bậc phụ huynh lo lắng và không biết phải làm gì khi bé bị cước. Hiểu được vấn đề này, HoiBenh sẽ mách các mẹ một số biện pháp chữa cước tay chân cho trẻ nhằm giúp trẻ giảm cảm giác đau đơn và khó chịu.

Mẹ làm gì khi bé bị cước tay chân? Mẹ làm gì khi bé bị cước tay chân?

Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị cước tay chân khiến các bậc phụ huynh lo lắng và không biết phải làm gì. Hiểu được vấn đề này, HoiBenh sẽ mách các mẹ một số biện pháp chữa cước tay chân cho trẻ nhằm giúp trẻ giảm cảm giác đau đơn và khó chịu.

Cước tay chân và triệu chứng khi trẻ bị cước

Cước chân, tay là chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp. Tổn thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi,... Cước là những vùng da phát đỏ, tím, sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm trùng, trời ấm áp sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ tái phát.

Đặc biệt với da trẻ em rất mẫn cảm khi tiếp xúc với cái lạnh ẩm ướt, các mạch máu dưới da có thể co lại để giữ nhiệt, khiến cho da trở nên tê buốt và tái nhợt. Khi các mạch máu giãn ra trở lại cùng với sự ấm áp, da trở nên đỏ và ngứa ngáy. Chính vì vậy, khi vào mùa đông, trẻ em là những đối tượng dễ bị cảm lạnh và cước tay chân.

vicare.vn-me-lam-gi-khi-be-bi-cuoc-tay-chan-body-1

Làm gì khi bé bị cước

Giữ ấm

Đôi bàn chân tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng, nó được ví giống như lá phổi thứ hai của cơ thể. Đôi bàn chân nếu bị nhiễm lạnh cũng đồng nghĩa rằng cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng, tăng nguy cơ cảm lạnh, viêm khớp và viêm phổi.

Vậy nên ngoài việc chăm sóc cơ thể bạn cần chú ý đến việc bảo vệ và giữ ẩm cho đôi bàn tay, chân bằng cách đi tất ấm, ngâm chân bằng nước ấm, mát xa chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt cho cơ thể trong những ngày mùa đông.

Đối với trẻ em thì việc làm này rất cần thiết, mẹ nên chú ý những bộ phận tay chân, mặt, tai của bé vì đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước. Trước khi đi ngủ nên cho bé ngâm chân bằng nước ấm, và thoa chút kem ẩm để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước. Không nên cho trẻ đi chân đất trần trong những ngày mùa đông và cần thường xuyên thay tất để tránh nguy cơ nấm móng, nấm kẽ.

Lá lốt

Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày, hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Dùng rượu anh đào

Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa vào chỗ cước của trẻ, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Gừng tươi

Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, hạt cau 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Mẹ dùng bài thuốc này cho trẻ 6 tuổi trở lên và cho trẻ uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang thì hiện tượng cước sẽ thuyên giảm và trẻ sẽ không thấy cảm giác sưng đau.

Kinh giới

Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Sau khi đun tất cả hỗn hợp trên, bạn dùng thuốc này uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

vicare.vn-me-lam-gi-khi-be-bi-cuoc-tay-chan-body-2

Cẩn thận với đồ ăn gây dị ứng

Vào mùa đông, không chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất dễ bị dị ứng, vì vậy các mẹ nên thận trọng với những loại đồ ăn, đặc biệt như thịt gà, hải sản, nước uống có ga vì chúng có thể gây sưng, ngứa cục bộ khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.

Không nên gãi

Khi mẹ thấy bé bị cước, bé sẽ thường hay gãi vì những vùng đó gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Nhưng khi thấy bé gãi, bạn phải ngăn bé lại vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này mẹ chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bị trầy xa, xước da.

Nếu tình trạng cước tay chân của bé không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.