Mẹ đã biết thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ như thế nào hay chưa?
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là vô cùng quan trọng, nó đánh giấu khoảng thời gian bố mẹ và những người xung quanh sắp được đón chào thiên thần nhỏ ra đời. Và nếu như mẹ bầu đã thực hiện thai giáo ở những tháng trước đó, vậy thì ở những tháng cuối này liệu quá trình tiến hành thai giáo có khác biệt gì hay không? Hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết sau đây.
Mẹ đã biết thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ như thế nào hay chưa?
Thai giáo tháng thứ 7
Bước qua tháng thứ 7, được xem là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Lúc này những cảm quan trong suy nghĩ của mẹ sẽ được truyền qua não bộ của thai nhi. Đánh giấu sự thay đổi lớn về hệ thần kinh ở bé, và trong khoảng thời gian này các bộ phận cơ thể của bé cũng đã dần được hoàn thiện. Đặc biệt là ở thính giác, con có thể cảm nhận và lắng nghe một cách chính xác những tác động bên ngoài.
Lúc này mẹ bầu có thể thực hiện thai giáo khi cho thai nhi nghe nhạc một cách trực tiếp, bằng cách đặt tai nghe ở bụng với âm lượng vừa phải trong khoảng thời gian từ 5-10 phút. Buổi sáng mẹ có thể chọn những bài nhạc thiếu nhi sôi động cho con nghe, khi đi ngủ thì những bài nhạc mang âm điệu du dương và nhẹ nhàng lại rất tốt cho bé. Hay hơn nữa mẹ có thể cho con nghe những bài hát nước ngoài, cũng sẽ rất tốt cho trí não của con. Hoặc bật những CD học ngoại ngữ nhiều thứ tiếng khác nhau cho cả bé và mẹ nghe, lúc này mẹ có thể lắng nghe và đọc theo để con cảm nhận. Việc làm này sẽ giúp kích thích phát triển não bộ của bé, sau này khi sinh ra có thể bé sẽ tiếp thu những ngôn ngữ này nhạy hơn.
Thời gian này mẹ có thể chơi với bé cũng là phương pháp thai giáo hiệu quả để cả mẹ và con cùng vận động, vì ở tháng thứ 7 thai nhi đã lớn và có thể đạp làm đau mẹ. Vì vậy mẹ có thể xoa nhẹ vào bụng, chỗ bé đạp và ngay sau đó bé lại đạp đúng chỗ đó.
Thai giáo tháng thứ 8
Thai giáo tháng thứ 8 cũng sẽ giống như những hoạt động từ những tháng trước đó, tuy nhiên mức độ sẽ cao hơn vì lúc này bé gần như hoàn thiện hết về mọi mặt. Mẹ nên lên tinh thần chuẩn bị cho kỳ vượt cạn của mình, đừng nên quá lo lắng. Hãy vui vẻ, giữ tinh thần thật thoài mái để giúp bé không bị ảnh hưởng. Nếu như có bất cứ khó khắn nào, hãy chia sẽ cùng chồng.
Mẹ bầu cũng tiếp tục thực hiện chiếu ánh sáng vào cho bé, ban đầu là ánh sáng màu xanh dịu nhẹ và sau đó có thể đổi màu... Nên vận động đi lại, hít thở không khí trong lành và đặc biệt đừng quên trò chuyện cùng với bé con vì tháng thứ 8 bé đã có thể nghe và hiểu hết tất cả.
Mẹ cũng cho con nghe nhạc, đọc truyện và đọc thêm nhưng cuốn sách hay mà mẹ tâm đắc cho con nghe. Lúc này các ông bố đừng quên xuất hiện, hãy vuốt ve nói những lời yêu thương và dỗ dành bé hàng ngày. Phương pháp thai giáo này luôn có tác dụng giúp thai nhi sớm nhận biết và hiểu được thế giới bên ngoài, làm tăng tình cảm của cả gia đình luôn là cách tốt nhất trong sự phát triển của trẻ sau này.
Thai giáo tháng thứ 9
Giai đoạn này là lúc thời gian qua nhanh nhất, nên mẹ đừng quá trông chờ vì ngày sắp được đón chào bé con sẽ nhanh chóng đến ngay thôi. Phương pháp thai giáo trong thàng thứ 9 cũng cần mẹ giữ tinh thần ổn định, không nên quá nghĩ nhiều hay lo sợ đến cuộc sinh nở sắp tới. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho việc nói chuyện cùng con, hãy chia sẻ và vuốt ve để bé có thể cùng mẹ vượt cạn thành công.
Điều đặc biệt lúc này là mặc dù đã là tháng thứ 9, nhưng mẹ cũng đừng quên việc cho bé nghe âm nhạc hay đọc sách cho con nghe. Mẹ có thể thay đổi những cuốn sách mang tính chất văn học và nghệ thuật để đọc cho bé trước giờ đi ngủ, có thể hát cho bé nghe những bài nhạc có lời dễ thuộc. Khi hát hết một câu, thì ngưng lại một lúc để bé tiếp thu hết thì mẹ hẳn chuyển sang câu mới.
Với những phương pháp thai giáo, dù trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ mẹ cũng nên kiên trì và thường xuyên thực hiện. Mặc dù là một phôi thai, nhưng nhờ những việc làm này mà trong suốt những tháng phát triển bé đã được rèn luyện và giáo dục một cách tốt nhất. Giáo dục thai nhi là cách để bé có thể phát triển các cảm quan của mình ngay từ khi trong bụng, có sự phản ứng nhanh nhạy và nhạy cảm hơn sau khi ra đời.