Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
Tiền sản giật là một trong số những bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là gây tử vong ở cả mẹ và thai nhi nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thì tiền sản giật khi mang thai là gì, mẹ đã biết gì về chứng bệnh này?.
Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
Tiền sản giật là một trong số những bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là gây tử vong ở cả mẹ và thai nhi nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thì tiền sản giật khi mang thai là gì, mẹ đã biết gì về chứng bệnh này?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
1. Tiền sản giật và nguyên nhân gây ra tiền giật là gì?
Tiền sản giật hay còn gọi nhiễm độc thai nghén là một dạng rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và được biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng như là huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng.
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra quyết định chắc về nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, có một giả thuyết là do sự mất cân bằng prostaglandin - chất giúp thư giãn và làm co bóp các cơ trơn khiến các mạch máu co lại trong quá trình phụ nữ mang thai.2. Những ai có nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao nhất ?
Người mẹ có thể có sức khỏe rất tốt trước khi mang thai nhưng bỗng một ngày, bác sĩ phát hiện ra là người mẹ bị cao huyết áp và có protein trong nước tiểu. Điều này cho thấy rằng bất kỳ người phụ nữ mang thai khỏe mạnh nào cũng có thể phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xác định có một số yếu tố nguy cơ khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị tiền sản giật hơn bao gồm như :
- Cá nhân hoặc là gia đình đã có người bị tiền sản giật.
- Thai phụ mang thai lần đầu tiên.
- Mang thai khi còn quá trẻ hoặc là đã ngoài 40.
- Mang đa thai.
- Thai phụ bị cao huyết áp/béo phì tức là chỉ số cơ thể trong thời gian mang thai trên 30.
- Có tiền sử bệnh tiểu đường.
3. Các dấu hiệu của tiền sản giật là gì?
Như đã nói dấu hiệu nổi bật nhất của tiền sản giật là huyết áp cao, protein trong nước tiểu vượt quá mức cho phép, sưng tay và mặt quá mức (phù nề), tăng cân nhanh chóng. Ngoài các triệu chứng trên, khi bị tiền sản giật thai phụ có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như là:
- Nhức đầu và đau đầu dữ dội.
- Rối loạn thị giác như là hạn mờ mắt, nhìn nhấp nháy.
- Đau ở phía trên, bên phải bụng hoặc là đau vai.
- Đau hoặc luôn cảm giác nóng bỏng sau xương ức.
- Buồn nôn và nôn.
- Hay lẫn lộn hoặc lo lắng.
- Khó thở, thở gấp.4. Các biến chứng của tiền sản giật khi mang thai là gì?
Tiền sản giật không phải là một vấn đề hiếm gặp ở thai phụ, bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tuy nhiên tiền sản giật có sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác nếu như không được điều trị như :
- Sinh con ra bị thiếu cân (tức là dưới 2,5kg).
- Nhau bong non hoặc nhau thai tách khỏi tử cung.
- Xét nghiệm chức năng gan cho kết quả bất thường.
- Gây động kinh.
- Sinh non trước tuần thứ 37.
- Tai biến mạch máu não.
- Mất thị lực thoáng qua.
- Suy thận.
- Vỡ gan.
- Cả người mẹ và thai nhi tử vong.Tại sao cần bổ sung canxi để đẩy lùi nguy cơ tiền sản giật khi mang thai?
5. Cách để ngăn ngừa tiền sản giật
Dù cho đến hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây ra tiền sản giật khi mang thai nhưng theo các nghiên cứu nhỏ đã cho thấy việc hạn chế aspirin và bổ sung đủ canxi trong thời kỳ mang thai có thể giúp hạn chế tiền sản giật nhưng theo các nghiên cứu lớn hơn không đồng tình với kết luận trên.
“Điều tốt nhất bạn nên làm là chăm sóc tốt trước khi sinh. Khi đó, tiền sản giật có thể được phát hiện sớm hơn nếu nó phát triển” – Virginia R. Lupo chủ tịch bộ phận sản phụ khoa Trung tâm y tế quận Hennepin ở Minneapolis) cho biết.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh tiền sản giật khi mang thai mà bất cứ bà bầu nào cũng nên biết rõ đến tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân và cả em bé trong bụng. Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có thể phát hiện, điều trị và phòng bệnh tốt hơn.