Mẹ đã biết bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO?

Khi nuôi con, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết chiều cao, cân nặng nào là phù hợp với độ tuổi của con mình. Trong bài viết ngày hôm nay, HoiBenh xin chia sẻ bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO.

Mẹ đã biết bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO? Mẹ đã biết bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO?

Khi nuôi con, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, xét riêng về mặt phát triển thể chất, không phải cha mẹ nào cũng biết chiều cao, cân nặng nào là phù hợp với độ tuổi của con mình. Trong bài viết ngày hôm nay, HoiBenh xin chia sẻ bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO.

Những nguyên tắc cơ bản của chỉ số tăng trưởng cân nặng

Với một em bé sinh đủ tháng và phát triển bình thường, bé sẽ có cân nặng khoảng từ 2.9kg cho tới 3.8kg. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trẻ sẽ tăng cân ở mức trung bình là 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Khi bé lớn hơn 6 tháng tuổi, bé sẽ có mức tăng cân nặng trung bình là 500 gram/tháng.

Bước sang năm thứ hai, tốc độ tăng trưởng trung bình của trẻ sẽ rơi vào từ 2.5kg cho tới 3kg. Và sau 2 năm tuổi thì chỉ số tăng trưởng cân nặng sẽ là 2 kg/năm cho đến khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.
vicare.vn-me-da-biet-bang-chieu-cao-can-nang-cua-be-theo-tieu-chuan-who-body-1

Bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO

Dưới đây, HoiBenh xin gửi tới các bậc phụ huynh bảng chiều cao, cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO để cha mẹ có thể quan sát các chỉ số, từ đó có cơ sở chăm sóc con mình tốt hơn.

Khi quan sát bảng số liệu này, có một vài thông số mà các bậc cha mẹ cần biết để có thể theo dõi được rõ ràng. Dòng màu hồng tím sẽ mô tả Chuẩn trung bình của trẻ; Trong giới hạn khung màu vằng thiếu (thừa) cân ở cấp độ 1: Giới hạn hoàn toàn bình thường; Trong giới hạn khung xanh thiếu (thừa) cân cấp độ 2: Cha mẹ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống của trẻ và cần đưa bé tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được những tư vấn thích hợp nhất về thực đơn ăn uống của trẻ.

vicare.vn-me-da-biet-bang-chieu-cao-can-nang-cua-be-theo-tieu-chuan-who-body-2


Mẹo nhỏ khi mẹ cân cho bé

Ngoài bảng chiều cao, cân nặng của bé theo WHO trên đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ một số mẹo nhỏ khi tiến hành cân bé:

Khi tiến hành đo trọng lượng cho bé, để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên đo trọng lượng của bé sau khi bé đã đi tiểu tiện hoặc đại tiện.

Hãy trừ đi trọng lượng quần áo và tã lót của bé (từ 200-400 gram).

Một năm đầu, mẹ nên đo trọng lượng của bé mỗi tháng một lần.

Mẹ không cần phải quá lo lắng bởi vì cân nặng của những bé trai thường nhỉnh hơn một chút so với bé gái.

Mẹo nhỏ khi đo chiều cao cho bé

Mẹ hãy bỏ mũ, nón và giày của bé ra trước khi đo.

Chiều cao của bé sẽ được đo một cách chính xác nhất vào buổi sáng.

Với những bé dưới 3 tuổi, mẹ có thể đo chiều cao cho bé khi bé nằm ngửa.

Các bé trai thường cũng có chiều cao nhỉnh hơn các bé gái một chút.

Những nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao

Một em bé khi mới sinh ra có chiều dài cơ thể là 50cm.

Trong năm đầu tiên, chiều cao của bé phát triển nhanh nhất và từ 1-6 tháng đầu, mức tăng trung bình trong hàng tháng sẽ là 2.5 cm; từ 7-12 tháng chiều cao sẽ tăng lên 1.5 cm/tháng.

Sang năm thứ hai, tốc độ tăng chiều cao của bé sẽ chậm lại và tốc độ tăng trưởng chiều cao mỗi năm sẽ chỉ là từ 10-12 cm.

Từ 2 tuổi cho tới trước khi dậy thì, chiều cao của bé sẽ tăng từ 6-7 cm/năm.

Với bảng chiều cao, cân nặng của bé theo WHO trên đây, hy vọng các bậc cha mẹ đã có thêm thông tin để chăm sóc và theo dõi các chỉ số của con mình một cách tốt hơn.