Mẹ có nên uống trà sữa khi đang cho con bú không?
Trà sữa được du nhập từ Đài Loan, là một trong những thức uống thịnh hành được nhiều bạn trẻ yêu thích, trong đó có cả các bà mẹ trẻ đang mang thai hay cho con bú. Vậy mẹ có nên uống trà sữa khi đang cho con bú không?
Mẹ có nên uống trà sữa khi đang cho con bú không?
Trà sữa được du nhập từ Đài Loan, là một trong những thức uống thịnh hành được nhiều bạn trẻ yêu thích, trong đó có cả các bà mẹ trẻ đang mang thai hay cho con bú. Tuy nhiên nhiều mẹ không dám uống do sợ ảnh hưởng đến em bé. Vậy đâu là lời giải đáp thực sự cho thắc mắc cho con bú có được uống trà sữa không, hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Uống trà sữa có tốt cho sức khỏe không?
Trà sữa là một thức uống được du nhập vào nước ta từ Đài Loan. Thức uống này có vị ngon, bổ dưỡng và đáng chú ý là nguồn bột sữa có chiết xuất hoàn toàn từ thực vật rất tốt cho sức khỏe, không gây béo phì cho người dùng. Vì vậy mà trà sữa không những vô hại mà ngược lại còn cực kỳ bổ dưỡng, giúp cơ thể bổ sung nguồn dinh dưỡng từ sữa thực vật với chiết xuất lúa mì, lúa mạch và bột gạo.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trà sữa có chứa trà gồm các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều đường, trân châu, sữa, kem, caramen,.... Trong 100ml trà sữa thông thường bao gồm 7 – 8g đường, nếu uống một cốc 500ml có thể hấp thu khoảng 30 – 40g đường. Hơn nữa, các hạt trân châu được làm từ bột nếp, bột sắn, củ năng... cũng là một cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể khi ăn.
Tuy nhiên uống nhiều trà sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa năng lượng dẫn tới thừa cân, béo phì. Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm đường trong máu cao, tăng nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Với những loại trà sữa có nhiều kem và chất béo động vật (kem cheese,...) còn dễ gây mỡ trong máu cao.
Hơn nữa, việc uống trà sữa tốt hay không còn phụ thuộc nguồn nguyên liệu sử dụng để chế biến có thật sự an toàn, đảm bảo chất lượng hay không. Ở Việt Nam, sau khi trà sữa được du nhập trở thành đồ uống thịnh hành thì rất nhiều cơ sở kinh doanh đồ uống này với mức giá từ rẻ đến trung bình mọc lên như nấm. Và để pha chế những ly trà sữa này cũng vô cùng đơn giản. Một ly trà sữa 15k sẽ không chứa sữa và cũng không có trà thực sự, mà thành phần chủ yếu là kem béo pha với bột trà cùng các loại hương liệu tạo mùi thơm và bột màu. Chúng chứa lượng đường, chất béo bão hòa khá cao, tạo tác động xấu tới sức khỏe.
Các chất phụ gia này khi uống nhiều, thời gian tích tụ lâu dài sẽ là gánh nặng cho gan, thận. Ngoài ra, các quán trà sữa hiện nay đa phần đều nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc. Những túi bột không nhãn mác với giá cực rẻ có thể pha chế hàng ngàn ly trà sữa thơm ngon. Các chất độc hại từ đây là mầm móng gây nên nhiều bệnh, dần dần phá hoại cơ thể chúng ta một cách âm thầm.
Đặc biệt, những ly trà sữa trân châu luôn được nhiều chị em yêu thích. Nhưng ít ai biết rằng, những hạt trân châu này chủ yếu được từ tinh bột lọc, đường cô đặc và các hương liệu phụ gia. Mà đường cô đặc chứa nhiều thành phần độc hại như thủy ngân, chì, thạch tín vô cùng nguy hiểm.
Như vậy, trà sữa ở nước ta có thật sự tốt hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
2. Cho con bú có được uống trà sữa không?
Đối với những mẹ đang trong quá trình mang thai và cho con bú thì tốt nhất không nên uống trà sữa bởi rất nhiều nguyên do:
- Trà sữa có chứa tanin sẽ làm giảm bài tiết sữa mẹ.
- Có thể mẹ chưa biết, khi kết hợp trà đặc với sữa thì chính chất tannin trong trà sẽ gây ức chế việc hấp thu canxi, sắt, kẽm cho cơ thể, điều này hoàn toàn không tốt một chút nào cả.
- Hơn nữa, trà sữa có chứa caffeine và axit béo chuyển hóa sẽ đi vào trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Caffeine và axit béo chuyển hóa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ và nên tránh. Ngoài ra, trẻ hấp thụ nhiều caffeine dễ bị kích thích, quấy khóc nhiều hơn.
- Đặc biệt là những ly trà sữa rẻ tiền lề đường không chỉ gây hại cho mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé nữa vì đa phần đều chế biến từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thế nên, các mẹ dù trước đây có là tín đồ nghiện trà sữa cũng nên từ bỏ món thức uống này nhé.
3. Các biện pháp thay thế
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là khoảng thời gian rất quan trọng vì nguồn dinh dưỡng mẹ dung nạp vào cơ thể sẽ được truyền qua bé để giúp bé phát triển. Do đó các mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, điều chỉnh thói quen ăn uống một cách khoa học để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé. Thay vì uống trà sữa thì mẹ hãy thay thế bằng những ly sữa nóng, sữa đậu nành hoặc sữa dành riêng cho mẹ đang cho con bú. Các loại nước hoa quả như nước dừa, nước cam và nước ép từ rau xanh sẽ góp phần cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nếu bạn vẫn muốn uống đồ uống có vị trà như trà sữa nhưng lại lo ngại về việc loại trà bạn uống có thể chứa quá nhiều caffein, thì có rất nhiều lựa chọn đồ uống khác không chứa caffein. Một số loại trà đen tự nhiên có chứa ít caffeine hơn so với trà xanh.
Một số loại trà khác chứa ít hoặc không caffeine, được coi là an toàn với các bà mẹ đang cho con bú bao gồm:
- Trà trắng
- Trà hoa cúc
- Trà gừng
- Trà bạc hà
- Cây bồ công anh
- Cây tầm xuân
Trường hợp bạn lỡ uống nhiều trà sữa hay đồ uống nào đó mà bạn cảm thấy có thể sẽ không an toàn cho bé, tốt nhất bạn hãy vắt và bỏ sữa của mình đi (mà không cho trẻ bú) trong vòng 24 giờ sau đó. Sau 24 giờ, bạn có thể cho bé quay về bú mẹ như bình thường. Bằng cách này, bạn đã có thể loại bỏ được phần sữa mẹ có chứa quá nhiều caffeine.
Với những thông tin trên đây, hi vọng các mẹ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe và thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Về vấn đề cho con bú có được uống trà sữa không? Như đã trình bày thì mẹ hoàn toàn không hoặc cố gắng hạn chế uống càng ít càng tốt. Hãy cố gắng đợi cho tới khi em bé cứng cáp hoặc tới lúc bạn cai sữa hoàn toàn cho bé rồi quay lại thưởng thức đồ uống này nhé. Chúc các mẹ nuôi con khỏe và dạy con ngoan.
Xem thêm:
- Sau sinh bao lâu được uống bia, cà phê, trà sữa?
- Có nên cho thêm sữa vào trà xanh?
- 6 điều mà các bà mẹ đang cho con bú cần biết về răng miệng