Mẹ có biết những biến chứng đáng sợ của bệnh sởi?

Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh thường khá chủ quan với suy nghĩ bệnh không để lại biến chứng. Nhưng thực chất, sởi lại có biến chứng ít ai ngờ tới. Vì thế, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh nhé!

Mẹ có biết những biến chứng đáng sợ của bệnh sởi? Mẹ có biết những biến chứng đáng sợ của bệnh sởi?

Sởi là căn bệnh chỉ xuất hiện một lần trong đời và thường gặp ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh thường khá chủ quan với suy nghĩ bệnh không để lại biến chứng. Thực chất, sởi lại có biến chứng ít ai ngờ tới. Vì thế, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Bệnh sởi thường chỉ xuất hiện một lần trong đời người và thường ở độ tuổi trẻ em từ 1 - 4 tuổi vì lúc này hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh còn đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh sởi rất thấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ em bắt nguồn từ virus siêu vi sởi ARN thuộc chi Morbilivirus và thuộc họ Paramyxoviridae. Loại virus này nằm ở mũi và họng của người bệnh và rất dễ lây lan từ người này qua người khác theo hai cách:

  • Cách 1: Trong khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho,... thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí và bệnh dễ dàng lây sang người khác
  • Cách 2: Những giọt nước có chứa virus đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, lúc này chỉ cần chúng ta sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì cũng sẽ bị lây bệnh.

Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, thường ẩn trong những tế bào sau cổ họng và phổi. Sau đó sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp, da và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Do vậy, bệnh sởi rất dễ trở thành dịch trong một thời gian ngắn.

vicare.vn-nhung-bien-chung-dang-so-cua-benh-soi-me-can-phai-biet-body-1

Dấu hiệu của bệnh sởi là gì?

  1. Thời kỳ bắt đầu mắc sởi, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, có khi lên đến 40 độ. Kèm theo đó là mắt bị đỏ, chảy nước mắt rồi biến chứng nặng lên thành viêm kết mạc. Một số trường hợp mí mắt sưng dính chặt vào nhau. Ngoài ra, trẻ còn hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể dẫn tới viêm thanh quản, mất tiếng, đau họng khi nói. Đây là lúc bệnh dễ bị lây nhất.
  2. Thời kỳ mọc ban sở sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, các ban sởi sẽ mọc lan ra các bộ phận khác rất nhanh từ tai xuống ngực, bụng, lưng, chân. Ban sởi thường có màu đỏ và không gây ngứa. Trong thời gian này trẻ liên tục bị sốt
  3. Thời kỳ lui bệnh:

  • Nếu không bị biến chứng: Những ban sởi tự nhiên xuất hiện thì cũng tự nhiên biến mất, tuy nhiên vẫn để lại những vết thâm, vết vằn trên da nhìn như da hổ. Lúc này trẻ sẽ hết sốt và không còn biểu hiện gì của bệnh nữa.
  • Nếu bị biến chứng: Dù các ban sởi đã biến mất nhưng trẻ vẫn bị sốt cao, và trẻ trở nên biếng ăn, hơi thở hôi có thể mắc phải viêm miệng hoại tử, viêm phế quản, viêm não, viêm thanh quản, viêm ruột... ỉa chảy kéo dài dẫn đến sút cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng.

vicare.vn-nhung-bien-chung-dang-so-cua-benh-soi-me-can-phai-biet-body-1

3. Những biến chứng của bệnh sởi ở trẻ mà các mẹ nên biết!

Những biến chứng của bệnh sởi mà trẻ nhỏ có thể gặp là: viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

  • Viêm thanh quản: Biến chứng này xuất hiện ở hai giai đoạn, giai đoạn đầu và giai đoạn muộn. Biểu hiện thường là sốt cao, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
  • Viêm phế quản: Biến chứng này thường xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện của biến chứng này là phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, sốt, ho nhiều, x quang có hình ảnh viêm phế quản.
  • Viêm phế quản - phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

vicare.vn-nhung-bien-chung-dang-so-cua-benh-soi-me-can-phai-biet-body-3

  • Viêm loét giác mạc: Thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em khu vực châu Phi.
  • Tiêu chảy: Đây là bệnh thường gặp ở những trẻ bị sởi và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.
  • Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót. (Theo Vietnamnet)
  • Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch do virus sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
  • Viêm não xơ hóa bán cấp: Biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này xuất hiện sau khi trẻ bị sởi từ 7 – 10 năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng trong cơ thể bệnh nhân nhiều năm. Biểu hiện của bệnh là rối loạn vận động, co giật, sa sút trí tuệ và thường tử cong sau 1 – 2 năm phát hiện bệnh.

Do đó, để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Bá Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Phó Chủ nhiệm chuyên khoa Truyền nhiễm Thành phố Hà Nội chia sẻ trên Pháp luật VN, nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi đầy đủ và đúng thời gian quy định. Việc tiêm vắc-xin sởi sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả và an toàn.

Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Hằng Hoàng