Mẹ chớ coi thường bệnh hẹp môn vị ở trẻ

Các mẹ đã biết gì về bệnh hẹp môn vị ở trẻ? Đây là một bệnh rất hay gặp, có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại có ít mẹ biết rõ về bệnh này. Sau đây, HoiBenh sẽ giúp mẹ tìm hiểu qua bài viết này.

Mẹ chớ coi thường bệnh hẹp môn vị ở trẻ Mẹ chớ coi thường bệnh hẹp môn vị ở trẻ

Các mẹ đã biết gì về bệnh hẹp môn vị ở trẻ? Đây là một bệnh rất hay gặp, có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại có ít mẹ biết rõ về bệnh này. Sau đây, HoiBenh sẽ giúp mẹ tìm hiểu.

Hẹp môn vị là gì?

Hẹp môn vị hay còn gọi là tắc nghẽn môn vị, là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, ảnh hưởng đến việc mở môn vị giữa dạ dày và ruột non của trẻ. Môn vị (cơ vòng)- một van cơ bắp chứa thực phẩm trong dạ dày cho đến khi nó đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Môn vị bị hẹp, các van này dày lên, khiến cho thức ăn không thể vào ruột non của trẻ hoặc xuống được rất ít.

vicare.vn-me-cho-coi-thuong-benh-hep-mon-vi-o-tre-body-1

Triệu chứng bị hẹp môn vị ở trẻ

Thời gian đầu, triệu chứng của hẹp môn vị khá giống với những bệnh khác về đường tiêu hóa nên nhiều người không nhận ra được nhưng nếu trẻ có 3/4 triệu chứng dưới đây thì khả năng trẻ bị hẹp môn vị rất cao:

  • Nôn mửa: tắc nghẽn môn vị khiến trẻ bị nôn mạnh sau khi bú sữa do sữa không thể lưu thông từ dạ dày vào ruột non. Thông thường khoảng 30 phút sau khi trẻ bú hay ăn dặm sẽ gặp tình trạng ọc sữa ra ngoài. Bé sẽ dễ bị đói và hay đòi bú nhưng bú vào thì không tiêu hóa được. Nếu không chữa trị kịp thời, triệu chứng này sẽ tăng mạnh và trẻ có thể nôn ra máu.
  • Mất nước: Nhiều lần nôn ói khiến trẻ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Những dấu hiệu mẹ dễ nhận biết như trẻ trở nên lừ đừ, khóc không có nước mắt, môi khô, mắt trũng, đi tiểu dắt...
  • Nhu động ruột hoạt động thất thường: Hẹp môn vị khiến trẻ bị mất nước và bị táo bón thường xuyên kèm theo cảm giác đau quặn bụng.
  • Sụt cân: Người lớn thường ít có biến động về cân nặng nếu không có thay đổi gì nhưng trẻ dưới 6 tháng tuổi cần phải có cân nặng tăng ở mức hàng tháng để chứng minh cơ thể đang có sự phát triển tốt, Nhưng nếu trẻ bị hẹp môn vị, không ăn được nhiều và còn thường xuyên nôn trớ khiến cân nặng trẻ giảm dần và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nguyên nhân gây hẹp môn vị ở trẻ

Tuy hẹp môn vị là hội chứng khá phổ biến nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính gây bệnh. Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát, các chuyên gia cho rằng gen đóng một yếu tố quan trọng khiến việc hình thành hẹp môn vị ở trẻ. Con của người bị hẹp môn vị thì có nhiều khả năng mắc bệnh, cụ thể, có 40% trường hợp trẻ hẹp môn vị do di truyền từ cha mẹ.

Ngoài ra, trẻ có nguy cơ cao bị hẹp môn vị như khi phải dùng thuốc kháng sinh erythromycin trị ho gà trong tuần đầu tiên chào đời hay có mẹ dùng thuốc kháng sinh lúc gần lâm bồn.

Đối với người trưởng thành thì tình trạng hẹp môn vị diễn ra có thể là do di chứng của loét dạ dày, sẹo sau phẫu thuật hoặc khối u ở môn vị.

Khi nào cần đưa trẻ bị hẹp môn vị đến gặp bác sĩ?

Bệnh hẹp môn vị không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu như thường nôn ói sau khi ăn, lẫn trong dịch nôn là máu tươi, lười vận động , thường cáu kỉnh. Hay số lần tiểu tiện, đại tiện giảm đi đáng kể, sụt cân ở mức báo động (thường sụt trên 1,5 kg/ tháng)...mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám ngay, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

vicare.vn-me-cho-coi-thuong-benh-hep-mon-vi-o-tre-body-2

Phương pháp điều trị hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh

Hẹp môn vị ở trẻ nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như cơ thể mất nước và mất chất điện giải, cơ thể chậm phát triển, vàng da... Vì thế, khi thấy con có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đã chỉ rõ ở trên, phụ huynh cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa tìm hướng điều trị tối ưu nhất.

Hiện nay, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với tình trạng hẹp môn vị và cân bằng chất điện giải qua tĩnh mạch trong 24h.

Thông thường, đối với các bé sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, đặt bong bóng ở đầu thông qua đường miệng và bơm bong bóng lên để giãn môn vị ra. Phương pháp này có ưu điểm là không để lại sẹo và xâm lấn, sau 48h sau khi phẫu thuật đa số các bé sẽ được cho về nhà và sinh hoạt như bình thường. Ở những trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc mà không cần xử lý phẫu thuật.

Thói quen tốt giúp hạn chế diễn biến phức tạp hẹp môn vị ở trẻ

Để chủ động ngăn ngừa và kiểm soát được tình trạng hẹp môn vị ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyên mẹ nên áp dụng những cách sau:

  • Nếu thấy con quấy khó vì đau bụng, không đi vệ sinh được, các mẹ hãy đặt túi chườm ấm lên bụng trẻ và xoay nhẹ quanh vùng rốn để giúp các con dễ đi vệ sinh và tránh được tình trạng táo bón.
  • Trong giai đoạn cho con bú bằng sữa mẹ, các mẹ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giúp môn vị được ổn định.
  • Đưa các con đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ vẫn gặp những triệu chứng bệnh và nhớ tái khám đúng hẹn.

Vậy là, với những thông tin trên, kiến thức về bệnh hẹp môn vị đã không còn xa lạ với các mẹ nữa rồi. Đó là một bệnh lý mà các mẹ chớ coi thường vì gây nhiều tác động xấu đến con trẻ khiến con quấy khóc, nôn mửa và chậm phát triển... Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu đã chia sẻ trên để kịp thời phát hiện và điều trị sớm cho con nhé.

Xem thêm:

  • Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
  • Ăn thô có hại cho dạ dày trẻ em hay không?
  • Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm dạ dày ở trẻ em