Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ. Việc thai nhi quay đầu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ra đời của bé sau này. Các mẹ cần chú ý tới điều này để chuẩn bị cho bé khi sinh ra, đảm bảo an toàn của cả mẹ và bé trong quá trình sinh.

Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi quay đầu Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi quay đầu

Thai nhi bao nhiêu tuần tuổi thì mới quay đầu?

Với các mẹ mang thai lần đầu thì quá trình quay đầu của bé thường sẽ diễn ra vào tuần thứ 35 của thai kì. Nếu từ lân thứ hai trở nên thì quá trình này sẽ muộn hơn, thường sẽ là tuần 36 hoặc 37. Tuy nhiên thời gian quay đầu của thai nhi có thể sớm hoặc muộn hơn, quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào sự của bé trong suốt thai kì có tốt hay không.


vicare.vn-me-can-luu-y-gi-khi-thai-nhi-quay-dau-body-2

Quá trình quay đầu của thai nhi

Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?

Các mẹ đều biết, vị trí tốt nhất cho bé chui ra khỏi bụng mẹ trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ( ngôi trước). Vị trí này giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh. Nếu khi sinh vị trí của bé nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu khi đó bé sẽ ra đời cách dễ dàng.

Một số trường hợp bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau. Vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ: gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra. Thậm chí mẹ buộc phải cần tới sự trợ giúp của thủ thuật phooc-sep hay giác hút để có thể sin hem bé ra. Đối với trường hợp này thì mẹ có khả năng sinh bé ở tư thế bò 4 chân để đầu thai nhi rời khỏi cột sống và làm giảm bớt cơn đau đẻ cho mẹ.

Phương pháp giúp thai nhi quay đầu tốt nhất

Quá trình quay đầu của bé là diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể giúp bé có quá trình quay đầu tốt, đúng vị trí bằng một số phương pháp sau:

Luôn để đầu gối thấp hơn hông: Ở tư thế ngồi của mẹ thì buộc đầu gối không được cao hơn hông. Nếu mẹ ngồi trên ghế ô tô thì cần đặt một chiếc gối lót dưới mông để hông được cao hơn.

Động tác bò 4 chân: Phương pháp này giúp bé di chuyển dần phần gáy về phía bụng mẹ. Các mẹ có thể thực hiện động tác này thông qua việc cúi người lau sàn nhà.

Nằm nghiêng: Với tư thế nằm nghiêng mẹ có thể giúp bé có vị trí quay đầu vào ngôi trước hoặc ngôi sau. Tránh tư thế nằm ngửa vì nó khiến thai nhi không thể quay đầu về phía hông.

Tập thể dục thường xuyên: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng phối hợp tay chân của mẹ giúp ích rất nhiều cho bé trong quá trình quay đầu. Đặc biệt với những thai nhi có ngôi thai không thuận lợi thì việc tập thể dục của mẹ sẽ giúp bé di chuyển về vị trí thuận lợi hơi.

Ngoài ra, vào những tuần cuối của thai kì, mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau thắt tử cung. Điều này cũng giúp bé quay mặt về phía lưng thay vì phía bụng của mẹ. Khi xuất hiện cơn đau này thì các mẹ nên cố chịu đựng vì nó giúp ích cho quá trình chuyển dạ của mẹ sau này. Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, cố gắng chịu đựng cơn đau qua đi.

vicare.vn-me-can-luu-y-gi-khi-thai-nhi-quay-dau-body-2

Động tác bò 4 chân giúp thai nhi quay đầu tốt

Hiện tượng đầu nổi cuối thai kì

Không phải thai nhi nào cũng có được vị trí thuận lợi. Có một số bé có đầu nổi ở khu vực xương mu, y học gọi là hiện tượng đầu nổi. Hiện tượng này có thể do sự không tương xứng giữa khung xương chậu của mẹ với đầu thai nhi, đầu của thai nhi quá lớn, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo,... Trường hợp này có thể dẫn đến nhau thai bong non, rụng cuống sớm rất nguy hiểm tới cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ cần khám thai định kì để phát hiện và điều trị kịp thời trường hợp này.