Mẹ biết ngay bé thiếu chất gì khi nhìn vào điểm này!
Việc kiểm tra móng tay trẻ thường xuyên sẽ giúp mẹ nhận biết trẻ đủ chất hay thiếu chất vì những biểu hiện trên móng có liên quan mật thiết tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu được cho là bất thường về óng ở trẻ các mẹ cần lưuu tâm
Mẹ biết ngay bé thiếu chất gì khi nhìn vào điểm này!
Chỉ cần nhìn điểm này biết ngay bé đang bị thiếu chất, mẹ đã biết chưa?
Việc kiểm tra móng tay trẻ thường xuyên sẽ giúp mẹ nhận biết trẻ đủ chất hay thiếu chất vì những biểu hiện trên móng có liên quan mật thiết tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu được cho là bất thường về móng ở trẻ mẹ cần lưu tâm.
1. Móng nhiều đường kẻ sọc
Nếu mẹ để ý thấy móng của trẻ có một số đường kẻ sọc mảnh, màu sáng đều từ đáy móng tới đầu ngón tay nghĩa là trẻ đang bị thiếu vi chất là sắt và kẽm. Lời khuyên hữu ích cho mẹ lúc này là nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ. Mẹ cần cho trẻ ăn đúng cách để có thể tăng hấp thụ, tránh tương tác.
Nguồn sắt lý tưởng cho trẻ là tôm, mực, nấm hoặc mẹ có thể kết hợp trái cây giàu vitamin C với thực phẩm chứa sắt, nhờ vậy sắt sẽ hấp thu tốt hơn vào cơ thể trẻ.
2. Móng mềm, dễ gãy biểu hiện bé thiếu chất
Biểu hiện này cho thấy trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D. Vì vậy, mẹ thấy trẻ rất dễ bị gãy đầu móng tay, dễ uốn cong móng, móng trông rất mỏng.
Thay đổi khẩu phần ăn cũng là cách hay nhất để giúp móng khỏe trở lại và tăng sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng trái cây, các loại rau xanh đậm, lá mềm, ít gân. Mẹ cũng lưu ý, nên nấu canh cho trẻ ăn thay vì xào vì xào sẽ khiến thực phẩm mất chất và trẻ khó hấp thu vi chất.
Để cung cấp đầy đủ vitamin D nên cho trẻ tắm nắng hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, rau xanh.
3. Da xung quanh móng tróc lở
Mẹ sẽ thấy phần da xung quanh móng của trẻ mỏng, dễ tróc lở, có lúc xuất hiện ửng đỏ và sưng. Điều này cho thấy trẻ đnag thiếu vitamin B3 hoặc kẽm, tryptophan.
Lời khuyên cho mẹ là nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B3 như trái bơ, gan heo, cá hồi, đậu hà làn hoặc thực phẩm chứa tryptophan là các loại hạt, đậu nành luộc, thịt gà.
4. Móng có phần sáng, phần tối
Nếu móng có phần sáng phần tối và thường phần đầu móng thâm đen, đáy móng sẽ đục đồng màu. Như vậy, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Quan sát thể trạng của bé, nếu bé gầy yếu, da xanh, biếng ăn thì cần cho bé khám ngay vì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, trong tình huống này, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy thử thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong 2 tháng, sau 2 tháng nếu không có tiến triển mẹ mới đưa đi bác sĩ. Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo đầy đủ trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Tăng cường các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá chép.
5. Có một số vệt trắng trên móng
Trên móng bé xuất hiện một số vệt trắng có thể hằn sâu và móng. Điều này chứng tỏ bé đã bị thiếu hụt chất lâu dài, phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy. Chất bé đang thiếu hụt là đạm, kẽm hoặc vitamin B12, omega3.
Lời khuyên cho mẹ lúc này là thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn của trẻ như cá, trứng, thịt. Đồng thời mẹ đừng quên thực phẩm giàu omega3 hay kẽm như cá hồi, cá thu, cá chép, nấm, tôm, mực, đậu đen, rau xanh có viền lá dày, gân nhiều.
>>> Xem thêm: 10 chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi trẻ em
Nguồn: Phununews