Mẹ bầu giận hờn, lo lắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Khi mang thai, mọi hoạt động thường ngày như ăn uống, suy nghĩ, lo lắng đều không còn là của riêng mình mẹ nữa mà còn có cả em bé đang lớn hằng ngày trong bụng mẹ. Thế nên, khi mang thai mẹ phải luôn giữ cho tình thần thoải mái, vui vẻ, tránh những lúc giận hờn, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh ra.
Mẹ bầu giận hờn, lo lắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Mẹ bầu lo lắng... dễ sảy thai
Khi tâm lý của mẹ bầu không thoải mái, dễ cáu giận bởi những tác động từ người trong gia đình hay bạn bè thì đều ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mẹ bị stress dẫn đến tâm lý của trẻ cũng sẽ lo lắng và buồn theo mẹ, nhiều trẻ sẽ chậm phát triển và đôi khi stress quá lớn dễ làm mẹ không giữ được bé, dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.
Khi gặp những trường hợp này, nhiều mẹ sẽ không giữ được tâm lý vững vàng cho mình và ảnh hưởng đến thai nhi. Quan niệm từ xưa đến nay, khi mang thai, tốt nhất mẹ bầu nên tránh mọi tác động từ bên ngoài thậm chí khi bị “sốc” mẹ cũng phải giữ lấy bình tĩnh, phải từ từ giải quyết mọi chuyện không để ảnh hưởng xấu đến thai nhi đang mang trong bụng.
Khi căng thẳng, giận hờn chồng hoặc lo lắng về một vấn đề nào đó, như sự phát triển của trẻ, không ăn uống điều độ do nghén nặng kéo dài hàng tháng, thì chính những vấn đề này sẽ gây nên stress nặng nề cho tâm lý mẹ bầu, làm trẻ mất chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu máu. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra tình trạng dị tật ở trẻ sau sinh.
Thông thường khi mẹ căng thẳng, mệt mỏi thì mọi uất ức, căm phẫn không thể bày tỏ, từ đó gây ra những oán trách, tác động không tốt đến tình hình phát triển của trẻ, làm cho mối quan hệ giữa mẹ và bé dễ bất hòa.
Trẻ sinh ra chậm nói và có thể bị tự kỷ
Nếu nổi lo lắng, buồn bực trong mẹ cứ đến liên tục mà không có hướng giải quyết thì rất có khả năng cao trẻ khi sinh ra cũng sẽ mang một khuôn mặt hay buồn như mẹ, trẻ sẽ rất chậm nói so với những đứa trẻ đồng trang lứa và đây cũng là 1 dấu hiệu của chứng tự kỷ trong tương lai gần, ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh ra.
Đặc biệt, nếu mẹ đang mang thai ở tháng thứ 8 của thai kì thì trẻ khi sinh ra có nguy cơ sẽ bị rối loạn hành vi thường ngày cao gấp đôi những đứa trẻ khác và nó có thể kéo dài cho đến khi trẻ 5 tuổi. Khi mẹ ít nói, hoang mang, lo lắng, sợ sệt bởi mọi thứ thì các hormone tâm lý từ mẹ sẽ truyền trực tiếp qua nhau thai và con sẽ hấp thụ được những “nỗi buồn” này qua nội tiết tố. Từ đó dẫn đến việc thai sẽ bị giảm 1 số chức năng quan trong về hành vi và dễ dẫn đến tự kỷ.
Ảnh hưởng đến thai nhi về trí tuệ
Tất nhiên, khi mẹ mang thai đã không có tâm lý vui vẻ, thoải mái thì con sinh ra sẽ là tấm gương phản chiếu lại hoàn toàn tình trạng của mẹ trước đó.
Khi trẻ có những hành vi khác hơn so với những bạn bè, khả năng tiếp thu và nhận thức thường rất chậm, do vậy việc học hành của trẻ cũng không được thuận lợi như những bạn bè khác.
Nguy cơ mắc bệnh tim
Những thai nhi trong quá trình mang thai bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những stress từ mẹ thì khả năng mắc bệnh tim sau sinh sẽ cao hơn rất nhiều, so với những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Đồng thời, những đứa bé này khi sinh ra cũng có những tác động chậm hơn khi bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng và sức khỏe thường kém hơn những đứa trẻ khác.
Qua những thông tin mà HoiBenh vừa cung cấp, mẹ bầu có thể thấy rõ sợi dây liên kết tình cảm giữa cả mẹ và thai nhi là rất lớn. Vì thế trong suốt giai đoạn mang thai, bạn nên cần có cuộc sống vui vẻ. Hãy tạo cho mình một không gian thoải mái, luôn tươi vui với nhiều hoạt động sinh hoạt sôi nổi. Như thế sẽ rất có lợi cho sự phát triển của bé yêu sau này.