Mẹ bầu bị trầm cảm trong giai đoạn thai kỳ, ảnh hưởng nhiều đến thai nhi
Có tới 33% của các bà mẹ đã trải qua trầm cảm hoặc rối loạn lo âu trong một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Hệ quả của việc này còn dẫn đến hàng loạt các nguy cơ xảy ra cho thai nhi: từ việc sinh non, nhẹ cân cho đến sức đề kháng kém...
Mẹ bầu bị trầm cảm trong giai đoạn thai kỳ, ảnh hưởng nhiều đến thai nhi
Có tới 33% các bà mẹ đã trải qua trầm cảm hoặc rối loạn lo âu trong một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Hệ quả của việc này còn dẫn đến hàng loạt các nguy cơ xảy ra cho thai nhi từ việc sinh non, nhẹ cân cho đến sức đề kháng kém...
Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng có ít hơn 20% các bà bầu thăm khám về tình trạng trầm cảm, và việc điều trị vẫn chưa thích hợp.
Healy Smith, chuyên gia tâm lý về sinh sản tại Phòng Khám Sức Khỏe Tâm thần Phụ nữ, Bệnh viện Presbyterian New York cho rằng: "Lầm tưởng rằng phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi mang bầu vẫn tồn tại. Vì vậy, việc điều trị dường như không đáp ứng được với tình trạng tinh thần của các bà bầu. Phụ nữ cũng có thể cảm thấy xấu hổ khi bày tỏ tình trạng của mình".
Mặt khác, có thể một số triệu chứng của bệnh trầm cảm lại bị che lấp bởi triệu chứng của thai kỳ, ví dụ như: chán ăn, mệt mỏi, mất tập trung hoặc khó ngủ...
Để phát hiện sớm và điều trị thích hợp, chúng ta cần nhận diện những triệu chứng của trầm cảm thai kỳ, bao gồm:
- Trải qua tâm trạng buồn bã, chán nản hầu hết thời gian, kéo dài ít nhất 2 tuần
- Không cảm thấy hào hứng với những thứ đã từng yêu thích
- Suy giảm sự quan tâm tới thế giới xung quanh
- Cảm thấy tội lỗi
- Cảm thấy mình thật vô giá trị
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Thiếu tập trung
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Cảm thấy vô vọng
- Có ý định tự tử
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng trong thời kỳ mang thai, nhưng phụ nữ với những yếu tố nguy cơ này rất dễ bị tổn thương:
- Bệnh sử cá nhân hoặc có người thân trong gia đình từng bị rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng
- Từng bị rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Là một người mẹ trẻ (dưới 20 tuổi)
- Điều kiện tinh kế khó khăn
- Sống một mình
- Trải qua cuộc xung đột hôn nhân
- Đã ly hôn, góa bụa, hoặc ly thân
- Có những sự kiện bị chấn động hoặc căng thẳng trong năm qua
- Cảm giác không rõ ràng về việc mang thai
- Các biến chứng mang thai
- Có nhiều hơn 3 đứa con
Nếu lo âu và trầm cảm không được điều trị trong khi mang thai, nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với cả người mẹ và thai nhi.
Nguy cơ đối với trẻ sơ sinh mà mẹ đã không được điều trị trầm cảm hoặc lo lắng trong thời kỳ mang thai bao gồm:
- Cân nặng khi sinh thấp
- Sinh non (trước 37 tuần)
- Sức khoẻ sau khi sinh kém
- Khả năng thích ứng kém bên ngoài tử cung, bao gồm suy hô hấp và đau nhức
Rủi ro đối với người mẹ bao gồm:
- Tự tử
- Chấm dứt thai kỳ
- Trầm cảm sau sinh hoặc lo âu
- Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc ma túy
- Không gắn bó với con một cách phù hợp
- Không chăm sóc tốt về sức khoẻ thể chất của mình
- Chứng tiền sản giật
- Sinh non
- Bắt buộc phải sinh mổ
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng này, phụ nữ mang thai có dấu hiệu trầm cảm cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu bạn từng bị trầm cảm trước khi mang thai và đang điều trị bằng thuốc, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên hay không nên tiếp tục uống thuốc.
Một nghiên cứu năm 2006 đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, những phụ nữ ngưng dùng thuốc chống trầm cảm xung quanh thời gian thụ thai có cơ hội tái phát trầm cảm lên đến 68% trong thời kỳ mang thai, so với 26% đối với những phụ nữ tiếp tục dùng thuốc.
Điều quan trọng nhất, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ là không bỏ qua những triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng của mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ tâm lý ngay khi nhận ra những triệu chứng bất thường của bản thân.
Theo Gia Đình Mới