Mẹ bầu "bắt buộc" phải biết khi ăn quả hồng
Cũng giống như những loại trái cây khác, trong quả hồng có nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà bầu. Thế nhưng, không phải mẹ bầu muốn ăn bao nhiêu hồng cũng có thể ăn được mà cần phải có những giới hạn nhất định.
Mẹ bầu "bắt buộc" phải biết khi ăn quả hồng
HoiBenh sẽ chia sẻ với các chị em về những lưu ý cho bà bầu khi ăn hồng như dưới đây để chị em nắm được.
Lợi ích từ quả hồng
Ăn hồng tốt cho hệ tiêu hóa: Trong quả hồng có vị ngọt tự nhiên, làm giảm ham muốn thèm ăn nên nó thường được chọn vào thực đơn dành cho những người ăn kiêng. Bên cạnh đó, chất keo pectin có trong quả hồng còn có tác dụng điều trị bệnh về tiêu hóa và dạ dày.
Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: đường glucose và fructose có trong quả hồng sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, cơ tim khỏe hơn mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Hồng góp phần chống ung thư: Chất beta caroten có trong quả hồng khá cao, thêm vào đó, các chất như sibutol và axit betulinic đã được chứng minh là chống được ung thư cũng có nhiều trong quả hồng.
Ngăn ngừa tình trạng lão hóa da: Trong lớp vỏ quả hồng có hợp chất proan – thocyanidin, có tác dụng chống oxy hóa và củng cố thị lực.
Hồng giúp ổn định huyết áp: Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày, chị em sẽ tránh được cao huyết áp bởi trong quả hồng có chất giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.
Ăn hồng giúp da đẹp, dáng xinh, gan được thải độc: Trong quả hồng có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất sắt giúp da hồng hào. Không những vậy, tannin có trong quả hồng lại giúp gan thải độc tốt.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn hồng
Mặc dù mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của bà bầu nhưng không vì thế mà hồng không có ảnh hưởng xấu. Khi ăn hồng, mẹ bầu cần phải lưu ý những điểm như dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình:
Không ăn hồng khi đói: Khi đói bụng, dạ dày của mẹ bầu sẽ tiết nhiều acid hơn, khi kết hợp với các chất trong trái cây sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong quả hồng lại có nhiều pectin và acid tannic, khi kết hợp cùng acid trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa cực mạnh, dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.
Kiêng với mẹ bầu tiểu đường: Lượng đường trong quả hồng khoảng 10% và là đường dễ hấp thu. Thế nên, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn hồng, tránh tình trạng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng cho sức khỏe của hai mẹ con.
Hồng dễ gây sâu răng: Sau khi ăn hồng, mẹ bầu nên xúc miệng hoặc đánh răng. Bởi những mảng hồng nhỏ khi bám vào răng dễ gây sâu răng. Dưới tác động của các hormone khi mang thai, nguy cơ sâu răng của mẹ bầu còn cao hơn so với bình thường nên cần lưu ý kỹ.
Nên bỏ vỏ khi ăn hồng: Điều này sẽ giúp giữ trọn vị ngon của hồng mà lại không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tuyệt đối không ăn cùng thịt ngỗng: Đây là một lưu ý cho bà bầu khi ăn hồng cực kì quan trọng. Bởi hồng khi kết hợp với những thực phẩm giàu protein như thịt ngỗng dễ khiến ngộ độc, thậm chí tử vong.
Tuyệt đối không ăn hồng rồi uống rượu: Khi vào trong dạ dày, rượu kết hợp với những chất có trong quả hồng lâu dần tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, dễ dẫn đến tắc ruột
Không ăn hồng với khoai lang: Hàm lượng tinh bột cao trong khoai lang sẽ kết hợp với hồng tạo thành những kết tủa, khó tiêu, gây sỏi trong dạ dày.
Không ên ăn quá nhiều hồng: Bởi nó sẽ gây ức chế khả năng hấp thu sắt của mẹ bầu. Những mẹ bầu bị thiếu máu càng không nên ăn.
Không nên ăn hồng nếu có đề tiêu hóa: Bởi hồng sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ bầu ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Như vậy, những lưu ý cho bà bầu khi ăn hồng như trên hoàn toàn không thừa. Mặc dù hồng rất tốt cho sức khỏe nhưng chị em cũng không nên quá lạm dụng kẻo dẫn đến những hệ quả về sức khỏe. Bên cạnh đó, khi mua hồng, mẹ bầu nên chọn những quả tươi, chưa chín mềm, màu vàng và hơi vuông thì ăn sẽ giòn hơn. Những quả hồng đã chín, mẹ bầu nên bảo quản trong tủ lạnh, đây cũng là cách để loại bỏ bớt vị chát của hồng.