Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao?

Trong quá trình mang thai, vấn đề cân nặng của thai nhi luôn được bố mẹ quan tâm. Mỗi giai đoạn thai nhi sẽ có một mức trọng lượng phù hợp với sự phát triển cơ thể, tuy nhiên có nhiều trường hợp dù mẹ lên cân rất nhiều nhưng thai nhi lại nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn.

Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao? Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao?

Trong quá trình mang thai, vấn đề cân nặng của thai nhi luôn được bố mẹ quan tâm. Mỗi giai đoạn thai nhi sẽ có một mức trọng lượng phù hợp với sự phát triển cơ thể, tuy nhiên có nhiều trường hợp dù mẹ lên cân rất nhiều nhưng thai nhi lại nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn.

Tình trạng mẹ tăng cân nhưng thai nhi không tăng cân

  • Do chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ cho sự phát triển cú thai nhi, mẹ chưa ăn đa dạng các loại thực phẩm, nên thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Nhau thai kém phát triển hoặc mắc một số dị tật khiến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng tới thai nhi bị cản trở, dẫn tới tình trạng thai không hấp thụ được chất từ cơ thể mẹ.

  • Do cơ thể mẹ thấp bé, gầy gò cũng khiến cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng theo.

  • Chức năng dây rốn gặp vấn đề dẫn tới quá trình vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi bị ảnh hưởng.

  • Mẹ bị mắc một số bệnh trong thai kỳ như: tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa...hoặc mẹ bị nhiễm các chất độc hại.

  • Thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh.

  • Lượng nước ối thiếu hụt.

  • Mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài.
vicare.vn-me-an-nhieu-nhung-thai-nhi-tang-can-rat-it-phai-lam-sao-body-1

Bà bầu bị stress sẽ khiến thai nhi kém phát triển.

Ảnh hưởng khi thai nhi không tăng cân trong thai kỳ

Việc thai nhi không tăng cân sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ cho đến lúc sinh ra.

  • Thai nhi dễ mắc các dị tật bẩm sinh.

  • Thai nhi bị mắc chứng suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

  • Khi sinh ra có nguy cơ bị ngạt, viêm phổi, đa hồng cầu và bị hạ đường huyết.

  • Trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng kéo dài, thể chất yếu.

  • Kém thông minh hơn so với các trẻ đủ cân.

  • Dễ mắc các bệnh về tim, phổi, gan,...

Biện pháp khắc phục khi thai nhi không tăng cân

Khi phát hiện thai nhi không đạt mức cân chuẩn, mẹ nên có kế hoạch để giúp thai nhi lên cân ngay, tránh để tình trạng lâu sẽ dẫn tới tác động không tốt cho thai nhi.

  • Có chế độ ăn uống đa dạng và phong phú các loại thực phẩm. Mẹ không nên kiêng khem quá nhiều mà nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng ngay từ khi biết mang thai. Ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng hơn.

  • Mẹ nên chú trọng bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic như: hải sản, trứng, sữa, các loại đậu, uống bổ sung sữa dành cho phụ nữ mang thai và viên uống tổng hợp vitamin.

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày, một giấc ngủ sâu và đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng.

  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá...vì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
vicare.vn-me-an-nhieu-nhung-thai-nhi-tang-can-rat-it-phai-lam-sao-body-2

Cần tuyệt đối kiêng các chất kích thích khi mang thai.

  • Giảm căng thẳng, tránh stress, cố gắng thư giãn và thoải mái trong suốt thai kỳ là tốt nhất.

  • Nên có chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng với các bài tập tay chân, đi bộ, yoga...

  • Thường xuyên đi kiểm tra theo lịch trình bác sĩ cho để nắm được chỉ số cân nặng của thai nhi.

  • Nếu phát hiện thai nhi thiếu cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp sớm thúc đẩy quá trình tăng cân cho thai nhi.

Một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi tăng cân đều đặn luôn là niềm mong ước của mỗi bố mẹ. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động khiến cân nặng thai nhi không đạt chuẩn thì cũng không cần quá lo lắng, bố mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách khắc phục tình trạng này sớm.
>>> Xem thêm: Những bí quyết ăn uống cho mẹ để tăng cân cho thai nhi