Mất ngủ - nỗi ám ảnh của tuổi trung niên
Mất ngủ là căn bệnh thường xuyên mắc phải ở những người tuổi trung niên, do nhiều nguyên nhân mà khiến giấc ngủ bị rối loạn và kéo dài; khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vì không ngủ đủ giấc. Nếu không kịp thời chữa trĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe về sau. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người tuổi trung niên Bước vào tuổi trung niên, sự sụt giảm nội tiế...
Mất ngủ - nỗi ám ảnh của tuổi trung niên
Mất ngủ là căn bệnh thường xuyên mắc phải ở những người tuổi trung niên, do nhiều nguyên nhân mà khiến giấc ngủ bị rối loạn và kéo dài; khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vì không ngủ đủ giấc. Nếu không kịp thời chữa trĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe về sau.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người tuổi trung niên
Bước vào tuổi trung niên, sự sụt giảm nội tiết tố như estrogen ở nữ giới hay testosterone ở nam giới sẽ gây ra tình trạng khó vào giấc. Khi tuổi càng cao thì khả năng ổn định các nhịp thức ngủ càng khó, các nhu cầu sinh hoạt cá nhân ban đêm như đi vệ sinh... sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.
Khi tuổi xế chiều, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ khiến tâm sinh lý thay đổi nhiều khiến thời gian dành cho giấc ngủ giảm đi rõ rệt đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc mất ngủ (khó ngủ) về đêm, mặc dù ban ngày bạn ngủ ít hoặc không ngủ.
Mất ngủ do căng thẳng, những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh bạn lúc nào cũng phải suy nghĩ. Vì thế khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ do mắc phải các bệnh lý mãn tính: dạ dày, đau lưng, đau khớp, tim mạch...sẽ làm giấc ngủ không sâu, dễ bị đánh thức giữa chừng. các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương. Đặc điểm của những bệnh này là đau tăng lên vào lúc nửa đêm về sáng, khiến người bệnh thức giấc và khó ngủ lại.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa đạm và các chất béo hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, gây khó ngũ vào ban đêm. Thói quen hút thuốc lá, uống cafe, trà, các loại đồ uống có chứa caffeine và chất kích thích khác như rượu. Rượu là một thuốc an thần có thể giúp chìm vào giấc ngủ, nhưng nó ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ sâu hơn và thường làm thức giấc vào giữa đêm.
Mất ngủ do môi trường ngủ không yên tĩnh, ánh sáng và tiếng ồn ở môi trường sống quanh bạn cũng là góp phần là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Khi trong một căn phòng quá sáng, đặc biệt là khi ánh sáng chiếu thẳng vào giường ngủ sẽ làm bạn khó ngủ, hay tiếng ồn cũng làm giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Do lo lắng và suy nghĩ khi không ngủ được. Vì vậy càng lo lắng về giấc ngủ thì giấc ngủ sẽ càng khó đến hơn.
Tác hại của việc mất ngủ
Mất ngủ làm mất tập trung
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp, cơ thể lừ đừ và mệt mỏi. Không có tâm trạng để tập trung vào các vấn đề xung quanh.
Mất ngủ làm giảm năng suất công việc
Một giấc ngủ hợp lí sẽ kéo dài trong vòng 8 tiếng, sẽ giúp lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay. Hiệu quả công việc đạt được cũng cao hơn.
Triệu chứng tăng cân
Nếu bạn mất ngủ, các cơ quan bộ phận trong cơ thể sẽ không thể nghỉ ngơi. Điều đó khiến cho cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ gây tăng cân nhanh chóng
Mất ngủ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Giấc ngủ bị gián đoạn, hay không đủ giấc sẽ gây căng thẳng vào ban đêm và căng thẳng này cũng gây hại như bất kỳ căng thẳng khác xảy ra trong ngày. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Đồng thời lúc đó hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho tim.
Gây trầm cảm, suy giảm trí nhớ
Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người; khi ngủ đủ giấc là thời gian phục hồi lại sức lực. Thiếu ngủ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống.
Mất ngủ gây rối loạn tâm lý
Khi chúng ta không thực hiện được giấc ngủ ngon, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh, khiến tâm trạng chúng ta lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi...
Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Theo chứng minh của khoa học, thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm, làm khô da, khiến da sần sùi mất đi vẻ tự nhiên.
Lời khuyên để có giấc ngủ ngon
Không nên ăn tối quá muộn (ăn tối sau 8 giờ) hoặc ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Ăn tối muộn khiến dạ dày phải hoạt động và làm việc, ảnh hưởng tới việc hạn chế tiết hooc môn gây buồn ngủ.
Hạn chế xem tivi, lên mạng hay đọc những câu chuyện quá nhiều cảm xúc gây kích thích thần kinh sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Thực hiện thói đi ngủ và thức dậy đúng giờ một cách đều đặn, những người ở tuổi trung niên nên đi ngủ sớm 30 phút. Tạo cảm giác thoải mái, thư giãn để dễ dàng ngủ hơn.
Không gian phòng ngủ có nhiệt độ thích hợp, ánh sáng vừa đủ tối và yên tĩnh để tránh bị thức giấc trong khi ngủ.
Trước khi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm 30 phút giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt hơn sẽ giúp bạn ngủ một cách tự nhiên hơn.
Ngoài ra để hạn chế chứng mất ngủ thì hàng ngày nên duy trì sinh hoạt, tập luyện điều độ, vừa sức (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập aerobic... ít nhất 30 phút mỗi ngày); tránh dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê... vào buổi tối. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, thì nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Đưa ra những phương pháp hiệu quả, đảm bảo cho sức khỏe.