Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng muốn thai nhi được phát triển tốt nhất và con yêu chào đời khỏe mạnh. Nếu không may rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung, nhiều người mẹ có thắc mắc mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng muốn thai nhi được phát triển tốt nhất và con yêu chào đời khỏe mạnh, nhưng nếu không may rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung, mẹ sẽ muốn biết liệu thai có giữ được không hay có cách nào để thai nhi phát triển bình thường được không.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Đây là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, thường hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.
Khi quá trình thụ tinh diễn ra, có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo nên hợp tử. Hợp tử sẽ tự nhân đôi và di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ trong buồng tử cung. Vì một số lý do, quá trình di chuyển của hợp tử bị trục trắc, ách tắc giữa đường đi nên đành phải phát triển tại nơi ách tắc (thường là vòi trứng). Đây là những vị trí không đủ không gian và điều kiện để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Vì thế, những chị em rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung thường rất nguy hiểm, bị chảy máu nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Theo các bác sỹ, khi mang thai ngoài tử cung, các mẹ cần xác định tư tưởng là sẽ không thể giữ bào thai đó lại được, bởi vì mức độ nguy hiểm mà nó gây ra đối với bản thân thai phụ là rất lớn. Cụ thể những nguy hiểm đó là:
Gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ
Do nằm sai lệch vị trí nên khi thai nhi phát triển to lên sẽ khiến ống dẫn trứng căng ra, nhau lớn dần làm suy yếu vách của ống dẫn trứng và lâu dần sẽ dẫn đến xuất huyết. Cuối cùng ống dẫn trứng vỡ ra khiến thai phụ rơi vào tình trạng nguy kịch do mất máu quá nhiều. Thai ngoài tử cung đặc biệt nguy hiểm khi phát triển ở vị trí nối giữa vòi trứng và tử cung do khó chẩn đoán được sớm, gây chảy máu nhiều và nhanh khi bị vỡ. Bên cạnh đó, việc nằm ở vị trí ngoài tử cung khiến cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng từ mẹ nên cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Có nguy cơ bị cắt bỏ ống dẫn trứng
Trường hợp phát hiện thai ngoài tử cung muộn và đã bị vỡ, máu chảy ồ ạt thì bác sĩ buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng để cứu lấy tính mạng của người mẹ. Cũng có trường hợp được khắc phục mà không phải cắt bỏ ống dẫn trứng, tuy nhiên vào tình thế nguy cấp như vậy rất ít phụ nữ giữ được ống dẫn trứng. Thai phụ cũng không nên quá lo lắng, vì việc cắt bỏ một bên ống dẫn trứng thì bạn vẫn có khả năng mang thai trong những lần tiếp theo mặc dù xác suất mang thai thấp hơn bình thường.
Ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai sau này
Những thai phụ từng bị mang thai ngoài tử cung thì việc thụ thai trở lại trong lần tiếp theo thường gặp khó khăn (còn phải tùy thuộc vào lần có thai ngoài tử cung trước và sức khỏe của thai phụ thời điểm hiện tại).
Nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung là rất có thể xảy ra (khoảng 15%). Thêm vào đó, việc bỏ thai ngoài tử cung hoặc phẫu thuật cắt một bên ống dẫn trứng có thể khiến bạn bị viêm nhiễm sau đó, điều này khiến khả năng mang thai của bạn bị giảm đi rất nhiều, thậm chí nhiều chị em rơi vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Qua những phân tích ở trên thì kết luận đưa ra là thai ngoài tử cung không thể giữ lại được. Tốt hơn hết, khi có dấu hiệu có thai, bạn nên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu thai ngoài tử cung và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung các mẹ cần lưu ý
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Hàng ngày, hãy vệ sinh vùng kín bằng nước rửa chuyên dụng để vùng kín luôn được sạch sẽ và thoáng mát. Bên cạnh đó hãy mặc quần áo rộng rãi, không mặc đồ ướt, khi đi vệ sinh cần lau rửa sạch sẽ từ trước ra sau. Đặc biệt chăm sóc kỹ những ngày đèn đỏ để vùng kín tránh bị viêm nhiễm.
- Theo dõi sức khỏe sinh sản thường xuyên: Bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản 6 tháng/1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tránh tình trang bênh trở nặng dẫn đến viêm tắc vòi trứng, nguyên nhân hàng đầu khiến mang thai ngoài tử cung.
- Tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ nhằm hạn chế các bệnh lây lan qua đường tình dục, khiến sức khỏe sinh sản được tốt hơn.
- Không nạo phá thai: Nạo phá thai gây các biến chứng như buồng tử cung bị ứ máu, nhiễm trùng, thủng cổ tử cung, băng huyết. Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến có thai ngoài tử cung. Vì thế, nếu bạn chưa muốn có thai, hãy sử dụng các phương pháp tránh thai như đặt vòng, bao cao su... để bảo vệ chính mình.
Xem thêm:
- Kiến thức cần biết khi có thai ngoài tử cung
- Thai ngoài tử cung - dấu hiệu nhận biết, hướng dẫn xử lý đúng cách
- Có thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch được không?