Mang thai khi cho con bú có phải cai sữa cho trẻ hay không?

Hiện nay tình trạng sau khi vừa sinh con ra được vài tháng, mẹ lại tiếp tục mang thai diễn ra khá nhiều, việc có con ngoài mong muốn này khiến cho các chị em vô cùng lo lắng. Đặc biệt là việc phải chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ như thế nào, và họ phân vân không biết có nên cai sữa cho bé hay không? Để hiểu rõ một cách chính xác vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Mang thai khi cho con bú có phải cai sữa cho trẻ hay không? Mang thai khi cho con bú có phải cai sữa cho trẻ hay không?

Hiện nay tình trạng sau khi vừa sinh con ra được vài tháng, mẹ lại tiếp tục mang thai diễn ra khá nhiều, việc có con ngoài mong muốn này khiến cho các chị em vô cùng lo lắng. Đặc biệt là việc phải chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ như thế nào, và họ phân vân không biết có nên cai sữa cho trẻ hay không? Để hiểu rõ một cách chính xác vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Thời điểm thích hợp cai sữa cho trẻ

Sữa mẹ từ lâu được biết đến là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời, và việc nuôi con bằng sữa mẹ luôn được sự ủng hộ từ các chuyên gia y tế. Nhưng việc cai sữa cho con từ thời điểm nào thì không có thời gian xác định cụ thể, vì thể trạng của mỗi đứa trẻ đều không giống nhau. Mẹ có thể cho trẻ bú đến khi nào con thực sự cứng cáp thì sẽ ngưng, không cho con bú nữa.

Và thông thường, các bà mẹ Việt hay cai sữa cho trẻ khi con được 9-10 tháng tuổi. Vì lúc này hầu hết các trẻ đều có thể tự ngồi vững, một số trẻ còn có khả năng đứng dậy khi bám vịn vào các đồ vật trong nhà. Hoặc chậm nhất là khi trẻ từ 15-16 tháng tuổi, hoặc có những người cho con bú sữa mẹ đến khi trẻ 24 tháng. Vì vậy bạn có thể thấy rằng, không có một con số cụ thể để bắt người mẹ phải tuân thủ theo và cai sữa cho con. Các bà mẹ nên theo dõi sự phát triển của trẻ, thường thì mẹ nên cai sữa cho bé khi con đã ăn được cơm nhão, nói được một vài câu ngắn hay có thể chập chững đi... tùy vào sự phát triển nhanh chậm của mỗi bé, mà đưa ra quyết định cai sữa sớm hay muộn.

>>> Xem thêm: Làm sao để cai sữa và cai sữa vào lúc nào?
vicare.vn-mang-thai-khi-cho-con-bu-co-phai-cai-sua-cho-tre-hay-khong

Khi trẻ phát triển thật sự cứng cáp, mẹ có thể cai sữa cho con

Trường hợp đang mang thai có cần cai sữa cho trẻ?

Tình trạng bị lỡ kế hoạch, khiến nhiều bà mẹ chưa cai sữa xong trẻ này lại phải tất bật chuẩn bị đón chào thêm thành viên mới diễn ra khá nhiều. Với tâm lý chung nghĩ rằng việc mang thai sẽ quan trọng hơn, nên chị em thường có xu hướng cai sữa cho trẻ khi chỉ mới vài tháng.

Theo quan niệm thì việc, việc mẹ cho con bú sẽ lấy đi hết các chất dinh dưỡng cung cấp cho thai. Chính vì thế đứa trẻ trong bụng sẽ thiếu dưỡng chất, dẫn đến kém phát triển. Tuy nhiên trên thực tế việc mẹ cho con bú hay cai sữa vẫn không ảnh hưởng gì đến quá trình lớn lên của thai. Chỉ cần bà mẹ chú ý đến chế độ ăn uống, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo cho sự khỏe mạnh và phát triển tự nhiên của trẻ.

vicare.vn-mang-thai-khi-cho-con-bu-co-phai-cai-sua-cho-tre-hay-khong

Khi mang thai mẹ hoàn toàn có thể cho con bú, nếu con chưa đến tuổi cai sữa

Cách cai sữa cho bé khi đang mang thai

Nếu khi mang thai trong lúc đang cho con bú, mẹ cần căn cứ vào sự phát triển hiện tại của con để quyết định mình có nên cai sữa cho trẻ hay không. Nếu như con đã hơn 1 tuổi thì mẹ hoàn toàn có thể cai sữa, vì lúc này cũng được xem là thời điểm thích hợp. Đồng thời khi mẹ đang có thai, nhưng trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ thì chất lượng sữa lúc này cũng sẽ giảm. Vì cơ thể mẹ còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng khác để nuôi thai nhi trong bụng.

Thế nên nếu thấy con cứng cáp, và tự phát triển thì mẹ nên dứt sữa cho con để tập trung dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng thai. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên quá nóng vội và gấp gáp khi tiến hành cai sữa. Vì mẹ hãy yên tâm rằng nó không ảnh hưởng gì đến đứa trẻ mẹ đang mang. Mẹ hãy cắt giảm các cử bú của bé hiện tại một cách từ từ, để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa của mẹ. Lúc này mẹ có thể bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa, sữa công thức, cho trẻ ăn dặm... để tránh sự thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

>>> Xem thêm: Những khó khăn mẹ gặp phải khi cho con bú lúc mang thai