Mang thai đến tuần bao nhiêu thì không được đi máy bay?

Ngày nay, do tính chất cuộc sống bận rộn, nhiều chị em đang mang thai vẫn phải đi lại bằng máy bay thậm chí bay nhiều giờ liền. Hiểu được những quy định bay dành cho bà bầu sẽ giúp bạn có chuyến bay an toàn, khỏe mạnh.

Mang thai đến tuần bao nhiêu thì không được đi máy bay? Mang thai đến tuần bao nhiêu thì không được đi máy bay?

1. Quy định của các hãng bay và những điều mẹ bầu cần biết

Theo chia sẻ của một số mẹ bầu có kinh nghiệm bay, nếu bạn mang thai từ tuần thứ 28 trở lên, các bạn cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ, sổ khám sức khỏe hoặc chứng nhận từ bác sĩ sản khoa như một thông báo đến hãng hàng không rằng bạn hoàn toàn có đủ tinh thần và thể lực để bay.

Tiếp theo đó, các mẹ bầu cần biết đến những quy định của các hãng hàng không về điều kiện bay tương ứng thời gian mang thai cũng như tiền sử thai kỳ của bạn.

Thai từ 28 - 32 tuần

Tùy vào hãng hàng không mà bạn lựa chọn, các hãng bay lớn như Vietnam Airlines thì bạn sẽ được bay như những hàng khách bình thường nếu thai dưới 32 tuần, có giấy chứng nhận sức khỏe tốt và cả thai kỳ không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên các hãng nhỏ hơn như Jetstar, Vietjet thường sẽ yêu cầu khắt khe hơn dù bạn chỉ đang ở vào khoảng giữa tam cá nguyệt thứ 3

vicare.vn-mang-thai-den-tuan-bao-nhieu-thi-khong-duoc-di-may-bay-body-1

Thai từ 32 - 36 tuần

Lúc này, bạn cần có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe của bác sĩ hoặc phiếu khám sức khỏe, giấy chứng nhận thai khỏe mạnh, ngoài ra bạn còn cần cung cấp cho hãng hàng không các thông tin về thai kỳ như: mang thai đơn hay đa thai, có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không, trước đây bạn đã từng mang thai chưa, có trục trặc gì trong suốt thai kỳ và bạn cũng cần ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm với hãng bay trước khi lên máy bay.

Trên 36 tuần, có ngày dự sinh trong vòng 7 ngày

Thời điểm này các mẹ bầu nên tránh đi máy bay vì các hãng hàng không cũng sẽ không chấp nhận để bạn bay và cơ thể bạn lúc này cũng không thể đáp ứng các điều kiện khi bay.

Hãy nhớ rằng những quy định này nhằm đảm bảo sự an toàn của chính bạn và con khi chọn máy bay là phương tiện vận chuyển. Ngoài áp suất không khí sẽ làm thiếu oxy cho bé trong bụng, mẹ phải ngồi lâu dễ bị phù chân, chuyến bay cận ngày sinh dễ làm sản phụ sinh non và điều kiện không có bác sĩ sản phụ hay người đỡ đẻ chuyên nghiệp sẽ khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều nguy hiểm.

2. Những thứ cần chuẩn bị để mẹ bầu được lên máy bay

Các mẹ cần lên kế hoạch thật kỹ cho chuyến đi, chuẩn bị sẵn các giấy tờ để làm thủ tục thuận lợi nhất, một số hãng bay sẽ yêu cầu nộp các chứng nhận sức khỏe trước 7 ngày nên hãy lưu ý để tránh việc nộp quá trễ. Nếu chuyến bay đó là chuyến bay quốc tế, bạn cần tìm hiểu luật nhập cảnh dành cho phụ nữ mang thai ở quốc gia đó, các chứng từ, giấy xác nhận sức khỏe cũng cần được dịch thuật có công chứng từ cơ quan có thẩm quyền.

vicare.vn-mang-thai-den-tuan-bao-nhieu-thi-khong-duoc-di-may-bay-body-2

Trong suốt chuyến bay bạn cũng nên đi lại khi được phép để máu được lưu thông, tránh chọn hàng ghế gần cửa thoát hiểm vì khi có sự cố, bạn hoàn toàn khó kiểm soát được sự an toàn cho mình và con, cuối cùng là không nên để bụng quá đói, uống nước có gas trong suốt chuyến bay.

Chúc các mẹ bầu khi đi máy bay sẽ luôn tự tin, thuận lợi và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

  • 5 cách để ngăn chặn máu đông trong tĩnh mạch khi đi máy bay
  • Những điều kiêng kỵ theo quan điểm dân gian mà bà bầu nên tránh
  • Mang thai lần đầu cần kiêng những gì?